Nghẹn ngào trước 2 "cuộc đoàn tụ" đặc biệt trong Khúc tráng ca hòa bình

Hương Chi-Thứ năm, ngày 28/07/2022 14:46 GMT+7

VTV.vn - Trong rất nhiều cung bậc cảm xúc của cầu truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình", khán giả không kìm được nước mắt xúc động trước 2 cuộc đoàn tụ đặc biệt sau mấy chục năm.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách đền ơn đáp nghĩa. Mỗi một bia mộ được xác định danh tính là một cuộc đoàn tụ, là hành trình trở về với đất mẹ trong vòng tay người thân nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau của những gia đình liệt sĩ.

Trong cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình tối 27/7, phóng sự về cuộc đoàn tụ đặc biệt của bà Đinh Thị Minh (Thanh Hóa) với người cha liệt sĩ của mình khiến ai cũng phải rơi nước mắt nghẹn ngào.

Khi bà Đinh Thị Minh mới lên 2 tuổi, cha bà - liệt sĩ Đinh Công Thảo - lên đường ra mặt trận vào năm 1963. Ký ức về cha mà bà có chính là ngày gia đình nhận tin báo tử.

Hầu hết giấy tờ của liệt sĩ Đinh Công Thảo đã trôi theo những trận lụt của vùng đất khắc nghiệt này khiến cho gia đình không thể nào biết thêm thông tin gì. Năm 2022, đội quy tập K53 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Kon Tum xác minh, trả lại tên cho 33 bia mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin tại nghĩa trang huyện Ngọc Hồi, trong đó có trường hợp liệt sĩ Đinh Văn Thảo có thông tin trùng khớp với hồ sơ liệt sĩ Đinh Công Thảo.

Nghẹn ngào trước 2 cuộc đoàn tụ đặc biệt trong Khúc tráng ca hòa bình - Ảnh 1.

"Năm nay con 62 tuổi rồi mà lần đầu tiên mới được gặp ba. Ba ơi!"

Bà Minh bật khóc trước bia mộ của cha

Cùng với gia đình bà Minh, niềm vui còn đến với 32 gia đình khác khi họ đã có thông tin nơi người thân nằm lại qua phương pháp thực chứng do đội quy tập K53 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum và Sở LĐ-TB&XH Kon Tum tiến hành xác minh.

Cùng niềm xúc động nghẹn ngào của bà Minh khi được gặp ba mình, cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình còn khiến khán giả không kìm được nước mắt với cuộc đoàn tụ khác tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh. Ông Đỗ Thanh Tình - cháu của liệt sĩ Đỗ Văn Bân - vô cùng xúc động khi nhận lại kỷ vật của chú mình.

Nghẹn ngào trước 2 cuộc đoàn tụ đặc biệt trong Khúc tráng ca hòa bình - Ảnh 3.

"Sau ngày đất nước thống nhất, gia đình cũng đã nhiều lần tổ chức đi tìm kiếm chú, kể cả nhờ người thân, bạn bè đi tìm khắp các chiến trường nơi chú tôi từng chiến đấu, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Gia đình nghĩ là sẽ không bao giờ tìm thấy được hài cốt của chú. Nguyện vọng của gia đình là quyết tâm sẽ đi tìm bằng được hài cốt của chú để về quy tập tại nghĩa trang liệt sĩ" - ông Tình chia sẻ.

Liệt sĩ Đỗ Văn Bân, quê ở Thanh Hóa, hy sinh năm 1967, khi mới 25 tuổi và đã 55 năm, gia đình mải miết đi tìm mà chưa thấy. Tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh, một kỷ vật của liệt sĩ Đỗ Văn Bân - chiếc cặp tóc được làm bằng thép không gỉ - đã được Đại tá A Văn Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum trao cho ông Tình.

"Vậy là từ hôm nay, chú đã được về với đồng đội, với gia đình rồi chú ơi".

Ông Tình bật khóc xúc động khi nhận kỷ vật của chú - liệt sĩ Đỗ Văn Bân

Nghẹn ngào trước 2 cuộc đoàn tụ đặc biệt trong Khúc tráng ca hòa bình - Ảnh 5.

Quý vị có thể theo dõi lại cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình trong video dưới đây:

Cầu truyền hình: Khúc tráng ca hòa bình - 27/7/2022

Cầu truyền hình 'Khúc tráng ca hòa bình': Hào hùng, xúc động và sâu lắng! Cầu truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình": Hào hùng, xúc động và sâu lắng! Cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình: Những 'điểm rơi cảm xúc' lắng đọng tại 6 điểm cầu Cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình: Những "điểm rơi cảm xúc" lắng đọng tại 6 điểm cầu Tổng duyệt cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình: Tái hiện những thời khắc hào hùng, xúc động Tổng duyệt cầu truyền hình Khúc tráng ca hòa bình: Tái hiện những thời khắc hào hùng, xúc động

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước