Điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai

Hương Huyền/ảnh: Chương trình cung cấp-Thứ ba, ngày 03/09/2024 15:01 GMT+7

Tiết mục Trống cơm.

VTV.vn - Sau tập 9 với nhiều ý kiến trái chiều về kết quả tiết mục solo, Anh trai vượt ngàn chông gai hứa hẹn bùng nổ với tập 10 nơi các nhà tập trung toàn lực cho tiết mục nhóm.

"Điểm tựa” là chủ đề Công diễn 4, là nơi các Anh tài tìm kiếm sự khích lệ, động viên. Điểm tựa cũng là mạch nguồn để vun bồi, khuôn đúc và tạo ra những giá trị vững chắc. Thông qua hành trình "vượt ngàn trông gai" trước đó và những gì được hé lộ trong Tâp 10, có thể nói, văn hóa, nguồn cội chính là điểm tựa vững vàng để thăng hoa những sáng tạo, nỗ lực, tâm huyết của các Anh tài.

Ca khúc Trống cơm được xem là hiện tượng chưa từng có của Anh trai vượt ngàn chông gai khi lập thành tích đứng vị trí số 1 trên Danh mục thịnh hành âm nhạc của Youtube. Suốt một tháng sau khi phát sóng, dù có thêm rất nhiều ca khúc mới nhưng Trống cơm vẫn bền bỉ trụ hạng trong Top. Không những tạo nên trào lưu cover sôi nổi không chỉ trên các nền tảng mạng xã hội mà Trống cơm còn trở thành "bài mẫu" mới cho nhiều tiết mục biểu diễn trên các sân khấu.

Điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai - Ảnh 1.

Tiết mục Trống cơm

Trống cơm cũng là ca khúc lan tỏa mạnh mẽ tinh thần văn hóa dân tộc thông qua những chia sẻ truyền cảm hứng của NSND Tự Long: “Ca khúc này nói về văn hóa. Văn hóa là bản chất, là cội nguồn của dân tộc. Phương diện văn hóa mà chúng tôi muốn kể đó chính là tiếp nối những giá trị truyền thống, chúng tôi muốn cho những người trẻ hiểu và tiếp cận nhiều hơn nữa, để thêm yêu vốn cổ của dân tộc. Lời bài Trống cơm chúng tôi không sửa. Nhưng có điều đặc biệt là chương trình cho chúng tôi sáng tác mới đến 49%. Tận dụng điều đó chúng tôi đã sáng tác thêm một đoạn để làm mới thêm giai điệu nhưng không mất đi bản sắc của ca khúc, bản sắc của dân tộc chúng mình. Khán giả của chúng tôi có thể là 6x, 7x, 8x hay 9x, nhưng cũng có thể là đối tượng 2000 trở lên. Nhưng họ vẫn sẽ thích nghe trống cơm và chúng tôi làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam”.

Có thể nói, dù mang tới thực đơn âm nhạc rất đa dạng, nhiều màu sắc hấp dẫn nhưng những ca khúc truyền tải niềm tự hào về lịch sử, văn hóa dân tộc luôn tạo nên điểm nhấn đáng nhớ. Cùng với Trống cơm, mashup Trở về - Áo mùa đông cũng tạo nên hiệu ứng bùng nổ trong Tập 5 của chương trình. Mang chiếc áo trấn thủ lên sân khấu, với sự tái hiện tươi mới, đầy cảm xúc của những người trẻ đối với ca khúc ra đời từ tận năm 1946 - ở thời kỳ đầu khi nước nhà mới giành độc lập - Thanh Duy, Duy Khánh, Thiên Minh, Bùi Công Nam đã mang tới phiên bản thực sự xúc động, khiến người hát và người xem đều trào dâng cảm xúc.

Điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai - Ảnh 2.

Các thành viên Nhà Xương rồng mang chiếc áo trấn thủ lên sân khấu trình diễn ca khúc Áo mùa đông

Ở Tập 9 vừa qua, thêm một lần nữa những trang phục đậm chất dân tộc, ghi dấu ấn lịch sử trong từng đường may, họa tiết, kiểu dáng lại được tôn vinh một cách trân trọng, choáng ngợp trong ca khúc Một vòng Việt Nam do Phan Đinh Tùng thể hiện.

Điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai - Ảnh 3.

Nhiều cổ phục Việt Nam ở triều Nguyễn như áo ngũ thân tay chẽn, áo ngũ thân tay thụng, áo Nhật Bình... xuất hiện trong tiết mục Một vòng Việt Nam của Phan Đinh Tùng

Hay phần dàn dựng ca khúc Thuận nước đẩy thuyền của S.T Sơn Thạch cũng gửi gắm những ý tưởng tôn vinh niềm tự hào về tinh thần, khí phách dân tộc. Chia sẻ về ca khúc, S.T cho biết: “Tôi đã pha trộn nhiều loại nhạc cụ và các loại hình nghệ thuật trong Thuận nước đẩy thuyền. Hi vọng ca khúc này sẽ mang đến cho khán giả nét văn hóa đẹp tuyệt vời của Việt Nam".

Điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai - Ảnh 4.

Tiết mục Thuận nước đẩy thuyền của S.T Sơn Thạch

Tuy nhiên, câu chuyện về điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai hứa hẹn sẽ được khắc họa rõ nét và ấn tượng hơn nữa trong tập 10 tới đây trong tiết mục trình diễn nhóm.

Đề bài của chương trình đưa ra với tiết mục nhóm gồm có các ca khúc Chiếc khăn piêu được kết hợp nhạc cụ Tây Bắc là khèn hoặc đàn môi; Đào liễu (thể loại: chèo cổ); Dạ cổ hoài lang sẽ kết hợp nghệ thuật cải lương và Mưa trên phố Huế sẽ kết hợp nghệ thuật múa chén hoặc Nhã nhạc cung đình Huế. Đề bài này được nhận định sẽ đưa các Anh tài và khán giả không chỉ đi "Một vòng Việt Nam" mà còn thực sự trải nghiệm, thẩm thấu sâu sắc những giá trị văn hóa đặc sắc của từng vùng miền. Vì thế phần đấu giá ca khúc nhóm đã diễn ra với nhiều bất ngờ, cho thấy sự quyết tâm cũng như chiến thuật của mỗi nhà khi đầu tư nhẹ nhàng cho tiết mục solo, song ca để rồi bung hết năng lượng, tài trí cho phần trình diễn nhóm.

Trong đó, Dạ cổ hoài lang đều được 4 Nhà tranh giành, trong đó Nhà Mứt Gừng thể hiện tinh thần sẵn sàng dành phần lớn điểm hỏa lực để sở hữu ca khúc mang lại nhiều cảm hứng sáng tạo này.

Phần đấu giá ca khúc trình diễn nhóm Công diễn 4

Và kết quả đấu giá tiết mục nhóm như sau: Nhà Mứt Gừng - Dạ cổ hoài lang với 3304 điểm hỏa lực, Nhà Chín Muồi - Mưa trên phố Huế với 1 điểm hỏa lực, Nhà Cá Lớn - Chiếc khăn piêu với 10 điểm hỏa lực và cuối cùng là Nhà Trẻ sẽ trình diễn ca khúc Đào liễu với 3409 điểm hỏa lực.

Điểm tựa văn hóa của Anh trai vượt ngàn chông gai - Ảnh 6.

Các thành viên Nhà trẻ có quyết định bất ngờ khi dành số điểm rất lớn để đấu giá ca khúc Đào liễu

Giải thích cho việc dành số điểm hỏa lực cực lớn của Nhà mình để đấu giá ca khúc Đào liễu trong khi gần như không có đối thủ cạnh tranh, Tiến Luật cho biết: “Tụi mình muốn đi tìm một chông gai khó nhất để đối mặt. Nếu như vượt qua được, xem như một món quà dành tặng cho Hà Lê (đồng đội vừa chia tay ở Công diễn 3)”. Thống nhất quyết định mạo hiểm này, Binz cũng chia sẻ đây là cách để các Anh tài trong Nhà Trẻ nhắc nhớ với nhau rằng, mọi công diễn đều là công diễn cuối cùng, để tất cả cùng cống hiến hết khả năng, giới hạn bản thân trên sân khấu.

Đào liễu với thể loại chèo cổ dường như là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn cho NSND Tự Long nhưng cuối cùng, các Anh tài đều không chọn con đường an toàn mà muốn thử sức chinh phục những ca khúc mang đến nhiều cơ hội sáng tạo hơn cho Nhà mình và chính mình. Đó cũng là lý do Bằng Kiều - một ca sĩ Hà Nội - muốn làm mới Dạ cổ hoài lang và chấp nhận cùng đồng đội đấu giá kiên quyết với số điểm 3304.

Anh trai vượt ngàn chông gai - Công diễn 4 bất ngờ xảy ra với phần trình diễn solo Anh trai vượt ngàn chông gai - Công diễn 4 bất ngờ xảy ra với phần trình diễn solo Anh trai vượt ngàn chông gai - Tập 9 - Bằng Kiều bất ngờ rời vị trí thủ lĩnh Nhà Mứt Gừng Anh trai vượt ngàn chông gai - Tập 9 - Bằng Kiều bất ngờ rời vị trí thủ lĩnh Nhà Mứt Gừng Phan Đinh Tùng mang cổ phục Việt lên sân khấu, hát Một vòng Việt Nam Phan Đinh Tùng mang cổ phục Việt lên sân khấu, hát Một vòng Việt Nam

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước