***

Những ngày gần đây, khán giả truyền hình được thưởng thức một “món ăn tinh thần” khá lạ, mùi vị vừa quen thuộc, vừa mới mẻ hấp dẫn. Ngay trong tuần đầu lên sóng, bộ phim này đã tạo được sức hút mạnh mẽ và nhận được phản hồi tích cực. Thế nhưng, một điều khá đặc biệt là Mẹ ơi, bố đâu rồi?– bộ phim được nhắc đến ở trên lại vô cùng im ắng ngay từ khi khởi quay khi không có bất kỳ thông tin và hình ảnh nào được hé lộ. Mẹ ơi, bố đâu rồi? là một trong những bộ phim hiếm hoi của Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) bị “đóng băng” truyền thông trước khi phim chính thức phát sóng. So với những bộ phim trước đây của VFC thì đây thực sự là một điều khá lạ và nhiều người tự hỏi phải chăng ê-kíp sản xuất bộ phim đã quá tự tin nên không cần bất cứ yếu tố “quảng cáo” nào khác? Thế nhưng, lý do khiến Mẹ ơi, bố đâu rồi? phải giữ bí mật như vậy lại nằm ở một điểm đặc biệt khác. Đó chính là vì phim được làm lại từ bộ phim Last man standing, sản xuất bởi hãng 20th Century Fox (Mỹ) và đây là một thỏa thuận nghiêm ngặt từ phía 20th Century Fox.

Điều này tiếp tục khiến khán giả tiếp tục tò mò bởi đây là bộ phim truyền hình đầu tiên của VFC cũng như VTV được mua bản quyền từ Mỹ. Điều đáng chờ đợi hơn đó là khác với quá trình làm lại thông thường, ê-kíp sáng tạo của VFC đã làm việc trực tiếp với đội ngũ chuyên gia tư vấn của Fox từ khâu Việt hóa kịch bản, sản xuất tiền kỳ và xử lý hậu kỳ để mang đến cho khán giả một tác phẩm không hề bị “Mỹ hóa”, thực sự gần gũi, sinh động và đầy mới mẻ. Vậy, Mẹ ơi, bố đâu rồi? khác với những bộ phim truyền hình mà VFC đã thực hiện trước đó như thế nào; bộ phim hấp dẫn đến đâu để NSND Lê Khanh gật đầu đồng ý quay trở lại màn ảnh sau 10 vắng bóng và dưới bàn tay của vị đạo diễn trẻ, vốn nổi tiếng với những bộ phim lấy đề tài về tình yêu giới trẻ sẽ được biến hóa ra sao? - Cuộc trò chuyện với đạo diễn Bùi Tiến Huy dưới đây sẽ giúp khán giả hiểu hơn về bộ phim đặc biệt này của VFC.

Phim mang đến những thông điệp nhỏ nhưng rất đáng suy ngẫm

* Là một đạo diễn quen thuộc với các bộ phim truyền hình dành do giới trẻ, đặc biệt là về tình yêu nên thực sự khá bất ngờ khi anh lại là đạo diễn của Mẹ ơi, bố đâu rồi? – bộ phim thuộc thể loại hoàn toàn khác biệt.

- Tôi tự biết mình không có thế mạnh làm phim hài, đặc biệt lại còn là thể loại sitcom nên từ trước đến nay những bộ phim kiểu này tôi thường không nhận. Tuy nhiên với dự án Mẹ ơi, bố đâu rồi?, tôi đã được giao một cách khá bất ngờ. Tất nhiên khi đó tôi hoàn toàn có thể từ chối nhưng tôi lại nghĩ đó có thể là một cơ hội để mình thử sức với một thể loại phim mới và thế là tôi quyết định nhận làm đạo diễn cho bộ phim này.

- Như đã nói ở trên, tôi tự thấy mình không có thế mạnh về hài nên nếu làm phim đơn thuần là sitcom, là hài thì sẽ khó cho tôi. Chính vì vậy mà tôi đã quyết định đưa thêm chất drama vào trong phim và bỏ hẳn phần tiếng cười hiệu ứng (laugh track). Khi đó bộ phim sẽ gần gũi hơn với thể loại phim truyền hình tôi hay làm. Chuyên gia của Fox khi đến làm việc cùng chúng tôi đã nói, đây là thể loại dramedy, một thể loại đã xuất hiện ở Mỹ nhưng tại Việt Nam thì còn khá mới mẻ. Và lúc này, khó khăn của tôi chính là phải thực hiện một bộ phim ở thể loại mới.

- Tôi có xem một vài tập phim bản gốc và rồi đọc kịch bản Việt hoá. Lúc đó tôi cũng chưa hình dung cụ thể mình sẽ làm bộ phim này thế nào, chỉ có một điểm duy nhất tôi khẳng định là sẽ không thể bắt chước bản gốc. Bản gốc là sitcom và tôi nghĩ rằng nếu bê nguyên xi phong cách sitcom, kiểu hài tình huống, tạo tiếng cười bằng lời thoại thì sẽ rất khó để chinh phục được khán giả. Tôi lựa chọn những gì tôi nghĩ là phù hợp để đưa vào phiên bản Việt. Vì dù sao, thể loại sitcom và dramedy cũng khá khác nhau, nên tôi chỉ chọn ra những gì tôi nghĩ là hợp lý nhất.

- Nếu sitcom lấy tiếng cười, lấy tình huống hài hước làm lõi thì dramedy sẽ kết hợp cả tiếng cười và tính chất drama trong phim truyền hình. Nếu để so sánh, về mặt thể hiện, rõ nét nhất là sitcom sử dụng hiệu ứng tiếng cười (có thể là tiếng cười từ khán giả trực tiếp đến trường quay xem phim – cách làm của Mỹ hoặc tiếng cười thu sẵn rồi cho vào phim trong quá trình hậu kỳ - cách làm của Việt Nam và một số nước khác). Còn về mặt nội dung, khi xem khán giả sẽ cảm nhận rõ ràng hơn, rằng với phiên bản Việt theo thể loại dramedy, phần tình cảm khá rõ nét, các diễn viên cũng diễn xuất gần với phim truyền hình hơn (mặc dù đôi lúc vẫn cần ‘over’ như sitcom).

- Chất hài của sitcom Mỹ tất nhiên rất khác và đặc biệt được chú trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong phim. Tuy nhiên trong phiên bản Việt thì tôi đã cân bằng để mảng hài hước và tình cảm ngang nhau. Khán giả vừa thấy cảm nhận được không khí vui vẻ, hài hước nhưng cũng có lúc lắng xuống bởi những tình huống, câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình.

- Không phải phim sitcom mà bất cứ bộ phim nào cũng có thể rơi vào tình trạng ‘câu khách’ ở vài tập đầu rồi về sau bớt hấp dẫn đi. Điều này chủ yếu là do kịch bản đã không được đầu tư tốt, chỉn chu chứ không phải do thể loại. Tôi thì tin rằng ở Mẹ ơi, bố đâu rồi?, khán giả sẽ ngày càng thấy yêu thích bộ phim, yêu thích các nhân vật. Mỗi tập phim khán giả lại có thể nhìn ra một thông điệp nho nhỏ nhưng rất đáng suy ngẫm vì nó gần gũi với đời sống gia đình Việt.

- Áp lực thì lúc nào cũng có, ngay cả bây giờ, khi phim đang phát sóng, bởi chúng tôi vẫn vừa sản xuất, vừa phát sóng. Nhưng tôi luôn coi những yêu cầu khắt khe của phía Fox là cơ hội để bản thân mình và ê- kíp sản xuất chúng tôi trưởng thành hơn, hoà nhập tốt hơn với công nghệ làm phim hiện đại của một nền truyền hình lớn như Mỹ. Và tôi còn vui hơn nữa khi cách làm của chúng tôi, sản phẩm của chúng tôi đã lấy được niềm tin của phía Fox để họ cho chúng tôi thêm không gian sáng tạo. Khi đó việc kiểm duyệt cũng bớt khắt khe.

- Chúng tôi trực tiếp làm việc với chuyên gia Fox, cả tôi cùng ê-kíp sáng tạo như biên kịch, biên tập, quay phim, hoạ sỹ, sản xuất…Và cách chúng tôi thuyết phục, như đã nói ở trên, chính là bằng cách làm việc, bằng sản phẩm. Chuyên gia Mỹ đã cùng chúng tôi họp kịch bản, sản xuất tiền kỳ và dựng hậu kỳ. Nói chung là qua hết các công đoạn và họ hài lòng với sản phẩm cuối cùng của chúng tôi.

- Khi lựa chọn diễn viên cho phim này, việc đầu tiên là tôi cố gắng không chọn diễn viên hài. Tôi chỉ cần ở họ sự duyên dáng chứ không muốn lựa những gương mặt mà khán giả nhìn vào đã nghĩ hay là hài. Với chị Lê Khanh, khả năng diễn xuất của chị thì không cần bàn nữa và khi chúng tôi đưa ra lời mời, cùng với 1 vài tập kịch bản thì rất mừng vì chị đã nhận lời luôn. Sau đó thì chúng tôi cũng có vài buổi tập, cả gia đình diễn với nhau. Tôi hài lòng vì đã chọn được một dàn diễn viên rất ăn ý.

- Có chị Lê Khanh và anh Hoàng Sơn là hai nghệ sỹ tôi không cần cast, chỉ có vài buổi tập để làm quen. Còn với các diễn viên khác như Diễm Hằng, Quỳnh Kool, Lê Na, Vinh Kiên, Mạnh Quân… tôi đều phải cast rất kỹ càng. Không phải vì tôi không tin tưởng khả năng của họ mà quan trọng là xem họ có hợp với vai diễn không, và khi diễn cùng với nhau, với chị Khanh, anh Sơn có trở thành một gia đình đáng yêu không.

- Ngoại trừ Lê Na lần đầu tham gia đóng phim, còn lại đều là những diễn viên chuyên nghiệp, đặc biệt là chị Khanh, anh Sơn và anh Thắng, nên tôi không cần làm gì để dung hoà cả.

- Có chứ, đất dụng võ của tôi rất nhiều, chỉ có điều bây giờ tôi không tập trung vào tình yêu đôi lứa mà là tình cảm gia đình. Tôi hy vọng khán giả có thể cảm nhận được điều đó trong bộ phim này.

- Có đấy, tôi có được trải nghiệm lần đầu tiên làm một bộ phim thuộc thể loại dramedy và nếu bộ phim thành công, được khán giả đón nhận thì có nghĩa tôi cũng có thể làm phim hài, không giống như tôi lo lắng trước đây.

* Xin cảm ơn anh về cuộc phỏng vấn!

Bài viết: Chu Anh

Thiết kế: Minh Thu, Duy Nguyễn

18/11/2018