Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

Bích Ngọc-Thứ bảy, ngày 04/09/2021 06:00 GMT+7

VTV.vn - Đất nước đang đứng trong một thử thách lớn và chỉ có đoàn kết, đồng lòng, đồng sức của toàn thể nhân dân thì mới đủ sức vượt qua, chiến thắng đại dịch COVID-19.

Phim tài liệu Chuyện ở thành phố thức tập 3 với tên gọi "Ngày mai có nắng" tiếp tục mang tới những thước phim chân thực về cuộc sống của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh sau 3 tháng giãn cách vì dịch COVID-19. Mọi thứ đều thay đổi, từ một thành phố nhộn nhịp, sôi động nhất Việt Nam, nay thành phố phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Người dân nơi đây phải học cách sống chậm lại và cùng nhau đoàn kết, quyết tâm nghe theo chính sách của Đảng, nhà nước để mong chờ ngày mai chiến thắng dịch bệnh.

Những chiếc xe bus bình thường dùng để chở khách, nhưng trong giai đoạn khó khăn này, xe dùng để chở hàng hóa, thực phẩm cho người dân ở những địa điểm chưa có phân phối. Ý tưởng này xuất phát từ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh rau củ quả nhìn thấy hàng trăm xe bus của công ty vận tải không thể lăn bánh, chủ doanh nghiệp đã đề xuất Sở Công thương thành phố được hoán đổi công năng để tận dụng nguồn lực của cả hai doanh nghiệp.

Khách hàng được phục vụ tận tình lựa chọn mua sản phẩm mình thích ngay trên xe. Tuần 2 lần, xe lưu động bình ổn giá tới đây để phục vụ hàng trăm người thuộc diện giãn dân. Giá cả được Sở Công thương thành phố quyết định và thường xuyên kiểm soát.

Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Khách sạn Công đoàn thuộc Tổng liên đoàn thành phố được sử dụng làm nơi giãn dân phòng chống lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn Quận Bình Thạnh, TPHCM. Hàng trăm người dân được chuyển tới đây là những vị khách đầu tiên của khách sạn trong năm 2021. Hàng ngày phụ trách khu giãn dân của quận đều tới đây để kiểm tra điều kiện sống, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân đang trong tâm trạng bất an.

Dù được quan tâm, nhưng mong muốn được trở lại xóm trọ vẫn luôn thường trực trong mỗi người dân ở đây.

Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 4.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 5.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Làm việc và ăn uống là 2 nhu cầu tối thiểu của con người nhưng với người dân nhập cư trên địa bàn quận Bình Thạnh tương lai vẫn còn rất mông lung. Họ chỉ còn biết trông chờ vào chính quyền nhanh chóng ngăn chặn dịch bệnh để họ được trở lại cuộc sống như xưa.

Để người dân yên tâm thực hiện giãn cách, chính quyền phải lo thực hiện nhiều vấn đề an sinh, thiết lập tổ hậu cần, tổ y tế, tổ an ninh để đáp ứng các yêu cầu chính đáng của người dân.

Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 7.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 8.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 9.

Bên cạnh đó, kể từ khi dịch bùng phát, trường học trở thành nơi hữu ích nhất. Trường to chuyển thành bệnh viện, trường nhỏ dùng làm cửa hàng thực phẩm. Chuyện sức khỏe của người dân là điều quan trọng nhất nên quyết định cho 20.000 được hoạt động trở lại là điều lãnh đạo thành phố rất cân nhắc. Nếu không có họ, người dân khu vực bị cách ly, phong tỏa sẽ gặp rất nhiều thiếu thốn.

Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 10.

Đối với các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, trong giai đoạn này chi phí vận hành tăng lên nhưng giá bán lại không được tăng. Đối với các doanh nghiệp cung ứng kinh danh trong thời gian khó khăn này, cái lớn hơn là trách nhiệm của mình với cộng đồng.

Bên cạnh việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân có khả năng tự lo cho mình, thành phố đã chỉ đạo các quận huyện thành phố Thủ Đức phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội để lo cho những hộ nghèo, người yếu thế kể cả người có hộ khẩu hay không.

Trung tâm an sinh hỗ trợ người khó khăn do dịch COVID-19 của thành phố ra đời đã giải quyết được một mảng lớn trong công tác hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương kịp thời. Trung tâm do mặt trận thành phố trực tiếp tiếp nhận và phân phối xuống các quận huyện thành phố Thủ Đức để từ đó hàng hóa thiết yếu tới được người dân.

Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 11.
Chuyện ở thành phố thức - Tập 3: Mỗi người dân là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 - Ảnh 12.

Trong lúc người dân thành phố đang căng mình chống dịch, các chiến sĩ thuộc các đơn vị khác nhau xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Hỗ trợ người dân vượt qua những ngày khó khăn nhất là hình ảnh đẹp trong lòng dân.

Các anh từ nhân dân mà ra thì cũng vì nhân dân mà chiến đấu, giúp đỡ nhân dân trong hoạn nạn, trong gian khó, tình quân dân thêm bền chặt.

Cùng với cấp ủy thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang cùng với lực lượng y bác sĩ và các lực lượng khác đang là điểm tựa của nhân dân thành phố để vượt qua những ngày khó khăn nhất trong giai đoạn giãn cách xã hội triệt để. Mỗi xã phường là một pháo đài và mỗi người dân là một chiến sĩ trong phòng chống dịch COVID-19.

Chuyện ở thành phố thức - Tập 2: Nơi giành giật sự sống cho F0 trong gang tấc Chuyện ở thành phố thức - Tập 2: Nơi giành giật sự sống cho F0 trong gang tấc

VTV.vn - Tại Khoa cấp cứu BV dã chiến thu dung số 12, các y bác sĩ nỗ lực ngày đêm kéo bệnh nhân COVID-19 nặng thoát khỏi bàn tay hung dữ của tử thần.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước