"Câu chuyện Sở hữu trí tuệ - Thách thức về sở hữu trí tuệ khi tham gia CPTPP"

Ban Khoa giáo-Thứ ba, ngày 14/08/2018 18:08 GMT+7

VTV.vn - Các quy định về sở hữu trí tuệ trong CPTPP có gì khác trong TPP? Câu trả lời có trong Câu chuyện Sở hữu trí tuệ với chủ đề “Thách thức về sở hữu trí tuệ”.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết với nhiều yêu cầu chặt chẽ về nhiều lĩnh vực, trong đó có sở hữu trí tuệ. Nội dung về sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 18 của Hiệp định với 83 điều quy định về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế, kiểm tra bí mật, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, các vấn đề về hợp tác, thực thi. Các chuyên gia cho rằng việc thực thi tốt các cam kết về sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Với việc Hoa Kỳ không tham gia Hiệp định, sở hữu trí tuệ trong CPTPP đã có sự thay đổi so với TPP trước đây. Cụ thể, CPTPP đã tạm hoãn 11 nhóm nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ. Theo các chuyên gia, chính sự tạm hoãn các quy định này đã giúp giảm áp lực cũng như chi phí hữu hình cho các nước thành viên của CPTPP so với TPP.

CPTPP đã gia hạn cho Việt Nam 5 năm để hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, đây là cơ hội để nước ta điều chỉnh các quy định văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những quy định về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong CPTPP cũng là những thách thức không nhỏ khi việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế cũng như tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra khá phổ biến.

Để làm rõ hơn về chủ đề này, chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã mời tới trường quay PGS. TS. Trần Văn Hải - Trưởng Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Rõ ràng, những cam kết về sở hữu trí tuệ trong CPTPP sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức rất lớn về việc tuân thủ những quy định mới. Đặc biệt, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự sẽ là một trong những biện pháp quan trọng trong CPTPP lần này. Đối tượng áp dụng biện pháp thực thi hình sự được mở rộng không chỉ nhãn hiệu, quyền tác giả và quyền liên quan mà cả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi các quy định pháp luật đồng bộ, phù hợp với những quy định mới.

Để thực thi tốt các cam kết về sở hữu trí tuệ trong CPTPP cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với các quy định trong CPTPP thì việc nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ là điều tất yếu. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để được bảo hộ tại các quốc gia trong CPTPP. Có như vậy, các quy định về sở hữu trí tuệ trong CPTPP mới không trở thành áp lực đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Câu chuyện sở hữu trí tuệ - Thực trạng xâm phạm bản quyền truyền hình Câu chuyện sở hữu trí tuệ - Thực trạng xâm phạm bản quyền truyền hình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước