Nhóm này cũng thể hiện quan điểm mong muốn Hy Lạp và các nước khó khăn khác ra khỏi khu vực đồng Euro. Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh đương kim Thủ tướng Đức đang thất bại trong cuộc vận động tranh cử ngay tại chính quê mình và phe đối lập đang xem xét lại việc cứu trợ cho các nước yếu tại châu Âu.
Vụ kiện sẽ được xét xử vào tuần này. Tòa án Đức dự kiến sẽ không cho là Berlin vi phạm luật khi cứu trợ cho Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha. Theo đó, sẽ không phản đối những khoản đã đóng góp. Tuy nhiên, Tòa án có thể sẽ thêm vào các quy định đối với những thỏa thuận trong tương lai khiến việc thông qua kế hoạch cứu trợ tài chính trong khu vực khó khăn hơn.
Giáo sư Wilhelm Hankel, một học giả hoài nghi về đồng Euro cho rằng: Nếu Quỹ cứu trợ này không được tạo lập, chúng ta đã không có cuộc khủng hoảng như thế này, và Hy Lạp đã tự phục hồi được. Nước này sẽ tự phá giá đồng tiền của mình để cạnh tranh hơn.
Nhóm người hoài nghi liên minh đồng Euro cho rằng, các gói cứu trợ sẽ biến Liên minh châu Âu EU thành một “liên minh chuyển giao”, khi các nước giàu như Đức cung cấp tài chính cho các nước nghèo hơn như Hy Lạp. Đồng thời, họ chỉ muốn giới hạn số thành viên của khu vực Euro cho 7 nước mạnh.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel không cho rằng, nên có bất kỳ nước nào ra khỏi khu vực đồng Euro.
Thủ tướng Đức Angela Merkel: “Không có bất kỳ khả năng nào cho việc này, xét về góc độ kỹ thuật hay luật pháp. Và ngoài ra, chúng ta có thể tạo ra một hiệu ứng domino sẽ cực kỳ nguy hiểm cho hệ thống tiền tệ của chúng ta. Tuy nhiên, có thể cho rằng, điều cần thiết là Hy Lạp phải kiên quyết với kế hoạch cải tổ kinh tế đã cam kết đầu mùa hè này.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức đóng góp tới hơn ¼ giá trị các gói cứu trợ trong khu vực đồng Euro, điều khó chấp nhận với nhiều công dân Đức.
Trong một cuộc trưng cầu dân ý mới đây, 2/3 phản đối việc tăng tiền góp cho Quỹ bình ổn Tài chính châu Âu.