Trong cuốn sách Nồi nước sôi châu Á, tác giả Robert Kaplan viết: Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một biện giải có tính pháp lý cho yêu sách lãnh thổ của mình. Họ mang lối suy nghĩ Trung Quốc là trung tâm của thế giới và nhất định không giải quyết mâu thuẫn ở Tòa án.
Trung Quốc cũng có ý cho rằng, yêu sách lãnh thổ của họ dựa vào “lịch sử”. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có quyền sở hữu Biển Đông, bởi vì một vài nhà cầm quyền Trung Quốc trong quá khứ xa xôi từng coi các đảo ở Biển Đông, thậm chí cả các đại dương là một bộ phận của đế chế Trung Hoa.
‘ Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: AP
Trong bài phân tích với nhan đề Sự trở lại của đế chế Trung Hoa tại châu Á, báo Thụy Sỹ Le Temps nhận định rằng, chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng tại châu Á sau một thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng theo tác giả bài báo thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về Trung Quốc. Với số dân đông và diện tích lớn, nước này đang trùm bóng đen của mình lên phần lớn các nước láng giềng mà trong quá khứ ít hay nhiều đã từng chịu sự thống trị của đế quốc Trung Hoa.
Nếu như trước đây Bắc Kinh luôn tìm cách trấn an dư luận bằng việc khẳng định nước này muốn phát triển một cách hòa bình, thì giọng điệu hiện nay đã thay đổi. Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trương phục hồi sức mạnh của Trung Quốc bằng cách làm sống lại quyền lực tuyệt đối từ thời đế chế Trung Hoa. Ngược lại với những gì Trung Quốc đang tuyên truyền, đất nước này khó có thể coi là khu vực của hòa bình.
Trang Post Hunt của Nga đăng bài báo phân tích, theo đó mặc dù khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 cách Việt Nam và Trung Quốc khoảng 200 hải lý, nhưng theo Luật Biển, khu vực đó thuộc về Việt Nam, vì khu vực mỏ dầu nằm trên thềm lục địa Việt Nam. Hành động của Trung Quốc được coi là hành động công kích.