Theo các đại biểu, dự thảo Luật Xuất bản đang thiếu những quy định cụ thể nhằm phát triển, đồng thời ngăn chặn các biến tướng xấu của thể loại xuất bản phẩm mới này. Sách điện tử và các ấn phẩm điện tử cũng cần phải được cấp giấy phép xuất bản giống như một xuất bản phẩm in bình thường và phải có các biện pháp chế tài, xử lý các vi phạm bản quyền đối với xuất bản phẩm điện tử.
Một số đại biểu đưa ra dẫn chứng: Sách in lậu cũng có thể đối phó được, vì dù sao sách lậu vẫn phải được bán ra thị trường, nên chỉ là cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã in với sách thật; còn với sách điện tử sao chép lậu lại là sự vi phạm bản quyền nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường xuất bản, phát hành sách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp sách và xuất bản.
Các đại biểu cũng cho rằng, một cơ sở in lậu chỉ in sai phạm một vài cuốn sách, tên sách đã bị xử phạt, trong khi đó các máy tính cá nhân và máy tính bảng lại có thể sao chép cả nghìn cuốn sách nhưng không thể xử lý. Các đại biểu cũng đề nghị, dự thảo Luật Xuất bản cần bổ sung những quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, nhằm khắc phục tình trạng nhiều nhà xuất bản để tư nhân lũng đoạn trong việc liên kết xuất bản, dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều ấn phẩm xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả.
Một đại biểu đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông chỉ nên ra quy định, giám sát và kiểm tra việc xuất bản, còn nên để địa phương cấp giấy phép, thực hiện các điều khoản của quy định để Bộ tập trung nguồn nhân lực chăm lo xây dựng chiến lược phát triển chung.
Tin liên quan: