Robot lặn biển made in Vietnam

Hà Bình-Chủ nhật, ngày 30/01/2011 14:00 GMT+7

Robot lặn biển thay thế con người - một ý tưởng công nghệ đã và đang được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước như khai thác dầu khí, quân sự.

Robot cá đầu tiên tại Việt Nam

Robot được thiết kế để thay thế con người trong công việc lặn tìm kiếm, khảo sát, sửa chữa và xây dựng các công trình biển hay còn gọi là robot RV. Ứng dụng của robot này rất đa dạng, trong nhiều lĩnh vực như: dầu khí, quân sự, xây dựng… Lĩnh vực được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay là lĩnh vực dầu khí phục vụ cho công tác hỗ trợ thăm dò, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ khảo sát, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình dầu khí ngầm.

Điểm đặc biệt là robot RV được thiết kế để có thể lặn ở độ sâu tới 3000m và làm việc trong nhiều giờ liên tục, thậm chí có thể lên tới hàng tuần. Trong khi đó, một thợ lặn chỉ có thể lặn ở độ sâu tối đa 50m và trong thời gian khoảng 1 giờ.

Robot RV do Công ty Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm (PTSC ) thiết kế và chế tạo là thiết bị được các chuyên gia công nghệ đánh giá hiện đại nhất ở Việt Nam tại thời điểm này. Tích hợp các phần mềm vô cùng phức tạp, kết hợp được đồng nhất giữa 3 lĩnh vực: Điện, điện tử và cơ khí thủy lực.

Điểm thành công trong việc thiết kế và chế tạo đó chính là hệ thống cánh tay robot có tới 7 chức năng, được thiết kế theo nguyên tắc hoạt động mềm mại giống cánh tay con người. Cánh tay, vai, khỷu tay, cổ tay có thể dễ dàng quay trái - phải, lên - xuống. Ngón tay có thể đóng - mở. Cổ tay có thể quay liên tục theo 2 hướng. Cánh tay có thể nâng vật nặng lên tới 150kg, trong khi đó 1 thợ lặn chỉ có thể nâng tối đa 20kg.

Với chú robot đặc biệt này, nguồn điện áp cung cấp cho robot là nguồn điện áp cao, lên tới 3000V để chạy moto thủy lực, cung cấp điện điều khiển cho các bo mạch điện tử và các sensor. Tất cả các kênh liên lạc để điểu khiển hệ thống van, cánh tay được mã hóa số thông qua kênh truyền nhận bằng cáp quang, sau đó được giải mã để điều khiển robot.

Để có thể vận hành robot RV một cách thành thục, ngoài việc làm chủ động công nghệ, các kỹ sư phải rèn luyện kỹ năng thực tế, điều khiển tối thiểu 200 giờ lái robot. Với việc chế tạo thành công robot điều khiển từ xa này Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực trong việc làm chủ công nghệ hiện đại, chủ động trong khâu bảo dưỡng, giảm chi phí sản xuất và đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh với robot nhập ngoại.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước