Quốc hội thảo luận dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Thu Huyền-Thứ ba, ngày 03/06/2014 19:33 GMT+7

Chiều nay (3/6), Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận về dự thảo Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi).

Các qui định về việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực, ngạch bậc của chức danh thẩm phán và các qui định về án lệ là những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận.

Theo một số đại biểu quy định thành lập tòa án sơ thẩm khu vực sẽ khắc phục những hạn chế bất cập của các tòa án cấp huyện hiện nay, tăng cường tính độc lập trong xét xử của tòa án. Có đại biểu dẫn chứng cùng là tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nơi xét xử chỉ vài chục vụ một năm trong khi các huyện khác do đặc thù địa giới hành chính phải xét xử vài trăm vụ, như vậy tòa án sơ thẩm khu vực được thành lập sẽ phần nào khắc phục bất cập này

Ông Đặng Công Lý, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cho biết: “Việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực được Quốc hội thông qua, tòa này sẽ kế thừa đội ngũ của tòa án cấp huyện là chủ yếu. Việc tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực tạo điều kiện tòa án làm tốt công tác xét xử”.

Nhất trí với việc thành lập toàn án sơ thẩm cấp khu vực, tuy nhiên một số đại biểu đề nghị dự thảo luật cần phải có các qui định cụ thể để không làm phình biên chế cũng như vẫn phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như sự giám sát của nhân dân với cơ quan này khi được thành lập

Bà Đặng Thị Kim Chi, đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên nói: “Việc thành lập tòa án nhân dân khu vực sẽ đảm bảo độc lập trong xét xử. Vậy Hội đồng nhân dân nào sẽ giám sát? Đồng chí chánh án sẽ tham gia ở cấp ủy nào? Có gì khác giữa tòa án này với cấp huyện?”.

Ông Trần Xuân Hùng – Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam chia sẻ: “Đề nghị cần làm rõ việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vục có làm tăng thêm biến chế hay không? Nếu thành lập thì ngân sách nhà nước cần đầu tư bao nhiêu? Việc tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực thì việc giám sát tòa án thế nào khi có một số nơi bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện? Nếu làm rõ việc này thì việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vệc chỉ là sự sát nhập cơ hữu mà thôi”.

Cho nhiều ý kiến về quy định ngạch thẩm phán, nhiều đại biểu đề nghị chỉ nên quy định 2 ngạch là thẩm phán tối cao và thẩm phán chứ không nên để theo các ngạch sơ cấp, trung cấp và cao cấp nhằm đảm bảo tính công bằng cho các thẩm phán và việc điều động điều chuyển công tác đối với các thẩm phán

Thảo luận về án lệ, các đại biểu cơ bản đồng tình nhiệm vụ phát triển án lệ của tòa án nhân dân tối cao và cho rằng quy định này phù hợp với định hướng cải cách tư pháp của Đảng và Hiến Pháp, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn xét xử trước thực trạng Luật vẫn còn những mảng thiếu chống chéo và chưa rõ ràng. Các đại biểu cũng đề nghị tuổi nghỉ hưu của thẩm phán nên quy định theo Bộ Luật Lao động và nên có tiêu chí cụ thể hơn về tiêu chuẩn của thấm phán.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước