Cho ý kiến điều 54 về các thành phần kinh tế, các đại biểu cho rằng, đây là nội dung quan trọng của Hiến pháp. Việc xác định tính chất nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đối với định hướng phát triển Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta, do đó hiến pháp nên quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Theo các đại biểu, xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là khẳng định tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Điều này khẳng định được bản chất, vừa thể hiện được động lực và mục tiêu phát triển của đất nước.
‘ Ảnh: Xã luận
Liên quan đến quy định trong điều 10, quy định về tổ chức công đoàn, trước một số ý kiến cho rằng, dự thảo sửa đổi hiến pháp nên bỏ điều này, đại biểu Cù Thị Hậu cho rằng, lịch sử phát triển của tổ chức công đoàn đã minh chứng cho sự cần thiết và những đóng góp thiết thực của tổ chức này cho sự phát triển xã hội. Do đó, nếu bỏ điều 10 sẽ là bước đi thụt lùi của dự thảo sửa đổi hiến pháp.
Đại biểu Cù Thị Hậu cũng đã chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân và việc hiến pháp có quy định về công đoàn để góp phần củng cố bản chất giai cấp công nhân của Đảng là điều tất yếu.