Luật Bảo hiểm tiền gửi nhấn mạnh đến chỉ bảo hiểm đồng tiền Việt Nam. Ảnh: VOV
Các đại biểu tán thành phải ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, trong hoàn cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn và vấn đề tái cấu trúc cũng như xu hướng sáp nhập, mua bán ngân hàng đang được bàn đến, nên có thể sẽ có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho các loại tiền gửi.
Một số đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo sự công bằng trong chính sách bảo hiểm tiền gửi, như các loại hình doanh nghiệp các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội như: Hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc VN, Hội Nông dân, vì các tổ chức này cũng có các khoản quỹ hợp pháp đang được gửi tại các tổ chức tín dụng. Một số ý kiến khác nhất trí với quy định tại Dự thảo Luật, chỉ bảo hiểm tiền gửi của cá nhân, không bảo hiểm tiền gửi của tổ chức vì nên bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ lẻ.
Bên cạnh một số ý kiến đồng tình với quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân, không bảo hiểm đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và các loại tiền gửi khác như thông lệ quốc tế, thì một số đại biểu khác cho rằng, cần áp dụng bảo hiểm tiền gửi cho các loại tiền gửi bằng ngoại tệ và các loại tài sản khác như kim loại quý... Bởi trong thực tế, các tổ chức tín dụng vẫn huy động một lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, bằng vàng nhưng lại không được bảo hiểm tiền gửi. Nếu hạn chế như vậy, sẽ không thu hút được lượng kim loại quý và ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và trong dân cư.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2012 với trên 84% số phiếu tán thành.
Tin liên quan: