Không nên quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi

Dương Hương -Thứ tư, ngày 23/05/2012 20:00 GMT+7

Thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi, nhiều ĐBQH đề nghị, không nên quy định cố định mức phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức bảo hiểm tiền gửi, nhằm bảo đảm tính linh hoạt khi thực hiện.

Nhiều ý kiến cũng thống nhất, chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam, nhưng vẫn có một số ý kiến đề nghị bảo hiểm tiền gửi cả ngoại tệ và vàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt hơn và thu hút nhiều hơn lượng tiền tệ này đang khá dồi dào trong dân. Mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đa số tán thành do Thủ tướng Chính phủ thành lập và giao ngân hàng nhà nước quản lý, điều này phù hợp quy định của Luật Ngân hàng, vừa tăng thêm niềm tin của người tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Về đối tượng được tham gia bảo hiểm tiền gửi, vẫn có 2 luồng ý kiến khác nhau: Hoặc chỉ là cá nhân, hoặc là các tổ chức, cơ quan hay tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đề nghị, trong dự thảo luật không nên quy định cố định mức phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức bảo hiểm tiền gửi, nhằm bảo đảm tính linh hoạt khi thực hiện. Các đại biểu cũng đề nghị nên quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí để tính toán, xác định mức phí bảo hiểm và hạn mức trả tiền bảo hiểm, cũng như xếp loại ngân hàng, để chính phủ bàn khung hạn mức bảo hiểm.
Cụ thể: Ngân hàng mạnh, đóng phí thấp, ngân hàng nào rủi ro cao phải chịu phí cao. Điều này tạo sự công bằng và khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung vào dự án luật các quy định với tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở địa phương, việc giải quyết khiếu nại về bảo hiểm tiền gửi theo luật khiếu nại tố cáo. Một số ý kiến đề nghị, nên cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi được sử dụng số tiền này mua trái phiếu chính phủ hay gửi ngân hàng lấy lãi, nhằm tăng quỹ chi trả bảo hiểm tiền gửi. Một số ý kiến khác đề nghị cần phải thận trọng với đề xuất này.
Tin liên quan:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước