Chiến thắng phát xít với thế giới và Việt Nam

Nguyệt Hà-Chủ nhật, ngày 09/05/2010 08:00 GMT+7

Nếu như ở Nga, ngày lễ kỷ niệm Chiến thắng phát xít năm nào cũng là ngày lễ xúc động và trang trọng nhất; thì tại nhiều nước trên thế giới, sự kiện này hàng năm vẫn được kỉ niệm trọng thể.

Các xe tăng của Đức trước khi tấn công vào Nga

Điều đó cho thấy, nhân loại tiến bộ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít; không bao giờ quên ý nghĩa vô cùng to lớn của chiến thắng chống phát xít đối với cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

‘ Ba lãnh đạo đại diện Quân đồng minh: Joseph V. Stalin (Liên Xô), Franklin Roosevelt (Mỹ) và Winston Churchill (Anh) tại cuộc họp mặt ở Tehran năm 1943

Vào ngày 9/5/1945, tại Berlin, phát xít Đức ký biên bản đầu hàng vô điều kiện, kết thúc cuộc chiến tranh chống phát xít ở châu Âu. Đó là một cuộc chiến mà nhân dân và Hồng quân Liên Xô giữ vai trò chủ đạo, đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc XHCN trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, tiến tới đập tan chủ nghĩa phát xít Đức và giành lại hòa bình cho nhân dân các nước châu Âu.

‘ Đại Nguyên soái Joseph V. Stalin, người lãnh đạo Cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ đại

Tiếp đó, tháng 9/1945, quân đội Xôviết anh hùng lại tiến công tiêu diệt đội quân Quan Đông tinh nhuệ, buộc quân phiệt Nhật Bản ký Hiệp ước đầu hàng, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai - một cuộc chiến hao người tốn của nhất trong lịch sử nhân loại. Và những mất mát mà đất nước Xôviết phải gánh chịu cũng nhiều nhất trong lịch sử nhân loại: 27 triệu người con Xôviết đã ngã xuống.

‘ Cảnh bên ngoài Quốc hội Đức tháng 6/1945, khi quân Đức Quốc xã thừa nhận thất trận

Đồng chí Phạm Văn Thạch, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: “Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đối đầu giữa 2 lực lượng tiến bộ và phản cách mạng. Từ khi Liên Xô tham gia, đã đem lại sự chính nghĩa cho cuộc chiến, có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử thế giới, đến cuộc đấu tranh đòi hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ trên thế giới”.

‘ Và trên quảng trường Đỏ ở Mátxcơva, pháo hoa rợp trời, hàng chục nghìn người chào đón tin thắng trận

Chiến thắng Phát xít ngày 9/5/1945 đã mở đường làm tan rã hoàn toàn hệ thống thực dân trên thế giới, trong có ở Việt Nam. Việc Nhật đầu hàng Đồng minh đã tạo điều kiện khách quan cho cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã chớp thời cơ này quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Đồng chí Phạm Văn Thạch, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: “Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, nhân dân ta chớp thời cơ tiến hành cuộc Cách mạng tháng 8. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập”.

‘ Ngày 9/5, duyệt binh mừng chiến thắng không chỉ diễn ra trên quảng trường Đỏ mà còn ở 72 thành phố của Nga và cả ở Ukraine.

65 năm trôi qua, ngày nay, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ không còn tồn tại trên trái đất và thay vào đó là sự xuất hiện hàng loạt quốc gia dân tộc với sự đóng góp ngày càng to lớn vào công cuộc bảo vệ hòa bình, vào việc ngăn chặn những hiểm họa phát xít mới có thể nảy sinh, góp phần vào việc bảo đảm cho sự ổn định bền vững của các dân tộc trên trái đất trong thế kỉ XXI. Đó là ý nghĩa to lớn của chiến thắng chủ nghĩa phát xít đối với thời đại độc lập dân tộc, hòa bình hữu nghị và hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước