Bỏ ngỏ thị trường đồ chơi trẻ em

Diệu Trang-Thứ năm, ngày 01/07/2010 17:00 GMT+7

Chủ trương “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đang dần đi vào cuộc sống, thói quen sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên đối với đồ chơi trẻ em, thật khó để tìm thấy những món đồ “made in Vietnam” như ý.

Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa.

Danh sách các doanh nghiệp sản xuất và phân phối đồ chơi trẻ em đã đăng ký hợp chuẩn tại Trung tâm Chứng nhận phù hợp của Bộ Khoa học - Công nghệ tính đến thời điểm này, kể từ sau khi có quy định của Chính phủ hồi tháng 4 về việc bắt buộc đồ chơi trẻ em phải gắn tem hợp chuẩn trước khi lưu thông. Trong khi chỉ có 3 nhóm đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước tới đăng ký gắn dấu hợp quy, thì đã có tới 11 lô hàng đồ chơi nhập khẩu, số lượng mỗi lô hàng nghìn chiếc tới đăng ký.

Và trong hầu hết các danh mục đồ chơi nhập khẩu, cột ghi “Xuất xứ” thể hiện 100% đều là đồ chơi đến từ “Trung Quốc”. Vậy nên cũng thật dễ hiểu, người tiêu dùng hiện nay thật khó tìm được cho con cái mình những món đồ chơi “Made in Vietnam”.

Chị Vũ Ngọc Hà, Thành phố Thanh Hóa: “Tôi tìm mãi mà chưa thấy đồ chơi trẻ em của các doanh nghiệp Việt Nam”.

Một số sản phẩm gây được ấn tượng hiện nay là đồ chơi bằng gỗ, hay vài món đồ nhựa thì hoặc là giá cao, hoặc là mẫu mã tẻ nhạt, không thu hút được trẻ nên cũng không thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc.

Thực tế cho thấy, nhu cầu phải thay đổi mẫu mã liên tục, nhất là tính năng hoạt động, độ tinh xảo… dẫn đến việc phải đầu tư liên tục về khâu thiết kế, công nghệ sản xuất, nên không mấy doanh nghiệp trong nước mặn mà với sản phẩm đồ chơi trẻ em.

Thị trường châu Á (trong đó có Việt Nam) với hơn 1 triệu trẻ đang là khu vực có có lượng trẻ em đông nhất thế giới. Theo các nhà nghiên cứu thị trường, đây không chỉ là khu vực có sức hấp dẫn về tiềm năng tiêu thụ lớn, mà còn có ưu điểm là mức sống và thu nhập của người dân đang được cải thiện rất nhanh, xã hội ngày càng quan tâm hơn tới việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

Các nhà nghiên cứu xã hội học cũng đã chứng minh, trong 6 năm đầu đời, trẻ dành ra 15.000 giờ để chơi và như vậy, nhu cầu về đồ chơi trẻ em luôn là rất lớn, nhất là đối với một đất nước có cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam. Vấn đề là phải thúc đẩy làm sao để có được những chủng loại đồ chơi phù hợp với trẻ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước