Giới trẻ Trung Quốc đối mặt với gánh nặng chăm sóc người già

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 30/10/2015 10:51 GMT+7

VTV.vn - Đến năm 2050, số người trên 60 tuổi sẽ chiếm 30% dân số Trung Quốc, thế hệ trẻ nước này sẽ đối diện với gánh nặng chăm sóc thế hệ già lớn chưa từng thấy.

Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách một con từ năm 1979 nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số. Theo đó, nếu các cặp vợ chồng sinh con thứ hai sẽ bị phạt tiền; nhiều trường hợp bị đuổi việc hoặc người mẹ buộc phải phá thai, triệt sản. Nhờ chính sách này, Bắc Kinh đã kiềm chế được dân số ở mức 1,3 tỷ người như hiện nay.

Chính “quả bom dân số” đã khiến Trung Quốc phải theo đuổi chính sách một con. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải đối mặt với nhiều hệ lụy không mong muốn. Trong vòng 15 năm, một nửa số trường Tiểu học và Trung học tại Trung Quốc đã phải đóng cửa do không có học sinh. Trong năm 2014, số người trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc đã giảm 3,7 triệu người. Liên Hợp Quốc ước tính, nếu tốc độ này tiếp tục duy trì, trong giai đoạn 2020 - 2030, Trung Quốc sẽ thiếu 67 triệu người lao động.

Một hiện tượng đã được giới quan sát ghi nhận là vấn đề "4 - 2 - 1". Không có anh chị em, những đứa trẻ con một của Trung Quốc trong tương lai sẽ phải chăm sóc cho 2 bố mẹ, có thể cả 2 ông bà bên nội và 2 ông bà bên ngoại. Đến năm 2050, số người trên 60 tuổi sẽ chiếm 30% dân số Trung Quốc, đồng nghĩa với việc thế hệ trẻ sẽ đối diện với gánh nặng chăm sóc thế hệ già lớn chưa từng thấy.

Đây là “giọt nước tràn ly” khiến Trung Quốc ra quyết định nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình vào năm 2013 và loại bỏ hoàn toàn chính sách một con sau này.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước