Theo thống kê của các chuyên gia tại Mỹ, IS hiện có tới 20.000 tài khoản tuyên truyền trên mạng xã hội Twitter. Mỗi ngày có tới 9.000 tin nhắn được IS đưa ra. Cùng với công nghệ tinh vi, những con số này cũng có thể cho thấy nguy cơ rất lớn các phần tử cực đoan ở bất kỳ đâu trên thế giới có thể liên lạc với nhau và lên kế hoạch cho những vụ tấn công. Vì thế cuộc chiến chống khủng bố, nhất là trên mặt trận công nghệ thông tin sẽ không thể thành công với các cuộc không kích, tấn công trên bộ, giờ đây còn cần sự góp sức của các công ty công nghệ.
Theo dõi giao tiếp tình nghi
Các công ty công nghệ có thể thiết lập các nhóm theo dõi những giao tiếp trên mạng tình nghi có liên quan tới khủng bố. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn các tổ chức khủng bố tuyển dụng chiến binh qua mạng.
Truy cập thông tin mã hóa
Sau vụ Edward Snowden, các công ty công nghệ đã tăng cường mã hóa đầu cuối như một hình thức bảo vệ tính riêng tư của trao đổi người dùng. Điều này có nghĩa khi người dùng gửi thông tin trên mạng, những thông tin này sẽ được mã hóa trước khi đến thiết bị người dùng. Các cơ quan thực thi luật pháp muốn các công ty công nghệ có thể cho phép được truy cập thông tin mã hóa mà không phải tiếp cận trực tiếp thiết bị điện tử của người dùng.
Hợp tác trao đổi thông tin
Các công ty công nghệ có thể cho phép các cơ quan thực thi pháp luật quyền truy cập vào dữ liệu thông tin người dùng, sử dụng nguồn thông tin này để điều tra danh tính của những kẻ khủng bố cũng như ngăn chặn được những âm mưu khủng bố trong tương lai.
Nhiều công ty công nghệ đã nhanh chân trong cuộc chiến chống khủng bố. Mạng xã hội Telegram cho biết đã chặn 164 kênh giao tiếp liên quan đến IS trên 12 ngôn ngữ. Hãng Ghost Security đã hạ 149 trang web tuyên truyền, 110.000 tài khoản mạng xã hội và hơn 6.000 video tuyên truyền của IS.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.