Vaccine của AstraZeneca và Pfizer-BioNTech hiệu quả với các biển thể Delta, Kappa

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ năm, ngày 24/06/2021 18:24 GMT+7

Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer - BioNTech. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và liên doanh Pfizer - BioNTech vẫn có hiệu quả chống lại hai biến thể của SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ là Delta và Kappa.

Đây là kết quả một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford (Anh) thực hiện và công bố trên tạp trí Cell ngày 23/4, qua đó khuyến khích các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng để phòng dịch COVID-19..

Để có được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra năng lực của các kháng thể trong mẫu máu của người đã tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19 trong việc vô hiệu hóa các biến thể Delta và Kappa.

Tuần trước, Cơ quan Y tế công vùng England (PHE) của Anh cũng khẳng định, các loại vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca vẫn có hiệu quả bảo vệ người tiêm chủng cao (tới hơn 90%) để không phải nhập viện điều trị do nhiễm biến thể Delta.

Ngoài nghiên cứu về hiệu quả của các các loại vaccine hiện có trong phòng chống COVID-19, các nhà khoa học của trường Đại học Oxford cũng đang phân tích các trường hợp tái nhiễm. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, bệnh nhân COVID-19 do nhiễm biến thể Beta phát hiện lần đầu tại Nam Phi và biến thể Gamma tại Brazil sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ cao tái nhiễm biến thể Delta.

Ngược lại, biến thể Alpha được phát hiện đầu tiên tại Anh lại có khả năng bảo vệ người khỏi bệnh trước nguy cơ tái nhiễm mọi loại biến thể. Do đó, Alpha có khả năng trở thành ứng cử viên tiềm năng để nghiên cứu và phát triển vaccine phòng ngừa biến thể mới một cách triệt để hơn.

Vaccine của AstraZeneca và Pfizer-BioNTech hiệu quả với các biển thể Delta, Kappa - Ảnh 1.

Các loại vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ người tiêm chủng cao. (Ảnh: AP)

Trước đó, vào ngày 23/6, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu vật lý và hóa học (RIKEN) ở thành phố Kobe (Nhật Bản) đã công bố kết quả đánh giá, xác suất nhiễm các biến thể của virus SARS-CoV-2 cao hơn nhiều lần so với virus SARS-CoV-2 thông thường.

Kết quả phân tích được siêu máy tính "Tomitake" thực hiện cho thấy, xác suất nhiễm biến thể Alpha (B.1.1.7 được phát hiện lần đầu tại Anh) cao gấp 1,25 lần và xác suất nhiễm biến thể Delta (B.1.617.2 lần đầu phát hiện ở Ấn Độ) cao gấp 2,5 lần so với virus SARS-CoV-2 thông thường.

Ở cùng một khoảng cách 2 m, thời gian để tỷ lệ lây nhiễm lên mức 10% đối với chủng virus thông thường là 45 phút, trong khi với biến thể Alpha mất 35 phút và biến thể Delta chỉ là 20 phút.

Với kết quả trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến cáo, do khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều lần của biến thể Delta, biện pháp phòng dịch quan trọng không chỉ là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách mà nên cố gắng rút ngắn thời gian tiếp xúc ở mức tối thiểu.

Biến thể Delta có thể chiếm 90% số ca mắc mới tại EU Biến thể Delta có thể chiếm 90% số ca mắc mới tại EU Mỹ có các công cụ cần thiết giúp đánh bại biến thể Delta Mỹ có các công cụ cần thiết giúp đánh bại biến thể Delta Ấn Độ phát hiện 40 trường hợp nhiễm biến thể Delta Plus Ấn Độ phát hiện 40 trường hợp nhiễm biến thể Delta Plus

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước