UNICEF kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột

Theo TTXVN-Thứ bảy, ngày 29/12/2018 09:44 GMT+7

(Ảnh minh họa: UNICEF)

VTV.vn - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kêu gọi lãnh đạo các nước trên thế giới cần buộc các thủ phạm gây ra bạo lực cho trẻ em phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.

Ngày 28/12, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp uốc (UNICEF) cho rằng thế giới đã thất bại trong việc bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột và hàng triệu người có nguy cơ bị tổn hại.

Giám đốc các chương trình khẩn cấp của UNICEF Manuel Fontaine cho rằng, những đứa trẻ sống trong các khu vực xung đột trên khắp thế giới phải tiếp tục chịu đựng mức độ bạo lực tột cùng trong hơn 12 tháng qua và thế giới tiếp tục thất bại trong việc bảo vệ các nạn nhân này. Hiện nay, số quốc gia có liên quan đến xung đột đang ở mức nhiều nhất trong 3 thập kỷ qua. Chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để có thể bảo vệ và hỗ trợ trẻ em.

Ở các nước có xung đột, mức độ vi phạm nhân quyền đối với trẻ em ở mức nghiêm trọng, bao gồm sử dụng trẻ em làm lá chắn sống và tuyển mộ trẻ em làm chiến binh - đó là 2 trong số 6 vi phạm nghiêm trọng đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) xác định và lên án vào năm 2005.

Hiếp dâm, cưỡng hôn và bắt cóc đã trở thành những hành động phổ biến ở Syria, Yemen, CHDC Congo, Nigeria và Nam Sudan, trong khi việc giết hại và gây thương tích cho trẻ em do xung đột vẫn tiếp tục không suy giảm.

Trong 3 quý đầu năm 2018 có 5.000 trẻ em ở Afghanistan đã thiệt mạng hoặc bị thương. Trẻ em chiếm 89% thương vong trong dân thường ở nước này xuất phát từ những vật liệu nổ do tàn dư của chiến tranh để lại, như đạn pháo, súng cối hoặc lựu đạn.

Ở Cameroon, các cuộc nổi dậy bạo lực trong năm nay ở khu vực phía Tây Bắc và Tây Nam thường nhắm vào mục tiêu là các trường học, học sinh và giáo viên. Có 80 người đã bị bắt cóc từ một ngôi trường vào tháng 11/2018 và 93 ngôi làng cho đến nay đã bị phá hủy do xung đột.

Tại CH Trung Phi có 2/3 trẻ em cần được hỗ trợ nhân đạo; nhiều người đã phải rời bỏ nhà cửa, tách khỏi cha mẹ và sống trong tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính.

Ở Somalia, hơn 1.800 trẻ em đã bị các nhóm vũ trang tuyển mộ tham gia các cuộc cuộc xung đột trong vòng 9 tháng đầu năm 2018. Trong khi số trẻ em bị bắt cóc là 1.278 người.

UNICEF kêu gọi các bên tham chiến ở các nước có xung đột phải ngay lập tức tuân thủ luật pháp quốc tế để chấm dứt hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với trẻ em. Ông Fontaine lưu ý cộng đồng quốc tế về quyền của trẻ em nhân dịp kỷ niệm 30 năm Công ước về Quyền trẻ em vào năm 2019. Công ước công nhận quyền của trẻ em được lớn lên trong một môi trường an toàn và được nuôi dưỡng, chăm sóc.

UNICEF đang nỗ lực cung cấp viện trợ thiết yếu cho số trẻ em dễ bị tổn thương nhất thế giới, bao gồm các dịch vụ y tế, giáo dục, bảo vệ và cung cấp nguồn nước, dinh dưỡng và vệ sinh.

Với sự giúp đỡ của UNICEF, có 833 trẻ em bị tuyển mộ vào các nhóm vũ trang ở Nigeria đã được giải phóng vào tháng 10/2018. Có 6.000 trẻ em ly tán hoặc không có người thân ở Nam Sudan đã được đoàn tụ với gia đình kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2013. Trong khi đó, hàng nghìn trẻ em tị nạn người Rohingya đã nhận được hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần. UNICEF cũng đang nỗ lực phát triển các dịch vụ cho phụ nữ và trẻ em ở Iraq bị ảnh hưởng bởi bạo lực.

Cần làm gì để bảo vệ an toàn cho trẻ em gái nơi công cộng? Cần làm gì để bảo vệ an toàn cho trẻ em gái nơi công cộng?

VTV.vn - Để bảo vệ các em gái và xây dựng một môi trường an toàn hơn, điều đầu tiên cần làm là hãy lên tiếng khi nhìn thấy những hành động quấy rối tại các nơi công cộng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước