Ukraine từ chối bất kỳ sự thay thế nào cho tư cách thành viên NATO

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ sáu, ngày 06/12/2024 06:08 GMT+7

(Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ cách thức bảo đảm an ninh nào để thay thế cho tư cách thành viên NATO - Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố.

Trong tài liệu được ban hành trước hội nghị các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao NATO tại Brussels (Bỉ) trong tuần này, Ukraine đã chỉ trích Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Theo đó, Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân thời Liên Xô để đổi lấy sự bảo đảm an ninh từ Nga và phương Tây.

Bộ Ngoại giao Ukraine gọi hiệp ước này là "tượng đài của sự thiển cận trong việc ra quyết định về an ninh chiến lược" và kêu gọi những người ủng hộ phương Tây gửi lời mời đến khối quân sự do Mỹ đứng đầu trong cuộc họp tại Brussels.

"Sau khi trải qua kinh nghiệm cay đắng của Bản ghi nhớ Budapest, chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ sự thay thế nào cho tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine trong NATO" - Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết trong một tuyên bố đánh dấu kỷ niệm 30 năm ký kết Bản ghi nhớ Budapest vào tuần này.

Lời chỉ trích trên xuất hiện trong bối cảnh Nga có những tiến triển gần đây và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Điều này đã làm dấy lên sự không chắc chắn về ủng hộ của Mỹ cho Ukraine vì Kiev lo ngại rằng họ có thể bị buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Ukraine sẽ từ chối bất kỳ sự thay thế nào cho tư cách thành viên NATO - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Zelensky (Ảnh: Getty Images)

"Chúng tôi tin rằng sự đảm bảo an ninh thực sự duy nhất cho Ukraine, cũng như một yếu tố răn đe đối với hành động xâm lược tiếp theo của Nga đối với Ukraine và các quốc gia khác, chỉ là tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine trong NATO" - tuyên bố cho biết.

Ukraine còn lại khoảng 1.700 đầu đạn hạt nhân sau khi Liên Xô sụp đổ. Mặc dù về mặt kỹ thuật, kho vũ khí này đã biến Ukraine trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, nhưng bản thân các loại vũ khí này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga và đã được giao nộp theo Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Thỏa thuận bao gồm Mỹ, Anh và Nga cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine để đổi lấy việc loại bỏ các loại vũ khí này.

Mặc dù Ukraine chưa bao giờ kiểm soát vũ khí hạt nhân nhưng vào năm 2022, nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky đã bày tỏ sự hối tiếc về việc đất nước của ông đồng ý từ bỏ chúng, cho rằng Kiev có "mọi quyền" để đảo ngược quyết định này.

Đầu năm nay, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine có thể tự bảo vệ mình bằng cách trở thành một quốc gia hạt nhân hoặc là thành viên của NATO. Sau đó, ông đã rút lại lời nói, nói rằng Kiev không có lựa chọn nào khác ngoại trừ NATO.

Tuy nhiên, Reuters trích lời các nhà ngoại giao đưa tin, NATO rất khó có thể lắng nghe lời kêu gọi của Kiev về lời mời gia nhập trong cuộc họp tuần này, cho biết sẽ mất nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng để đạt được sự đồng thuận từ 32 thành viên của khối cho quyết định này.

Ukraine đã đưa kỳ vọng gia nhập NATO thành mục tiêu chiến lược vào năm 2019. Đây là một lằn ranh đỏ đối với Nga - quốc gia trong nhiều năm qua đã bày tỏ lo ngại về sự bành trướng dần dần của khối này về phía biên giới của Moscow. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng tham vọng gia nhập NATO của Ukraine là lý do chính đằng sau cuộc xung đột hiện tại.

Ukraine yêu cầu NATO gửi lời mời Kiev gia nhập liên minh quân sự này Ukraine yêu cầu NATO gửi lời mời Kiev gia nhập liên minh quân sự này

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha đã thúc giục NATO gửi lời mời Kiev gia nhập liên minh quân sự phương Tây này tại một cuộc họp ở Brussels, Bỉ vào tuần tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước