Trung Quốc lên kế hoạch bảo vệ Trái đất khỏi sự va chạm của các tiểu hành tinh

Linh Quy (Theo China Daily)-Thứ sáu, ngày 13/09/2024 21:09 GMT+7

(Ảnh minh họa: Getty Images)

VTV.vn - Trung Quốc mới đây đã công bố phương án phòng thủ tiểu hành tinh, chứng minh tính cần thiết và tính thực tế của kế hoạch.

Hôm 5/9, một tiểu hành tinh có tên gọi 2024 RW1 đã rơi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy ngoài khơi bờ biển phía Đông của Philippines. Sau sự kiện này, Trung Quốc đã công bố phương án nhằm giúp Trái đất tránh khỏi các vụ va chạm từ tiểu hành tinh ngoài vũ trụ, đồng thời chứng minh tính cần thiết và tính thực tế của kế hoạch.

Các chuyên gia về hành tinh ước tính rằng chỉ có khoảng 500 thiên thạch rơi xuống bề mặt Trái đất mỗi năm, với chưa đến 10 thiên thạch trong số đó được thu hồi.

Mặc dù rủi ro gây ra thiệt hại của một tiểu hành tinh là khá thấp, vì hầu hết chúng đều bốc cháy ngay sau khi đi vào bầu khí quyển, tuy nhiên nếu chúng rơi xuống đất, thảm họa có thể vượt quá khả năng chịu đựng của loài người.

Trong lịch sử Trái đất, tác động của một tiểu hành tinh trên Vịnh Mexico khoảng 65 triệu năm trước được cho là đã xóa sổ loài khủng long. Gần hơn, vào năm 1908, một tiểu hành tinh rơi xuống vùng Tunguska ở Siberia, Nga đã gây ra một vụ cháy rừng lớn làm hư hại khoảng 80 triệu cây xanh trong bán kính 2.000 km2.

Trung Quốc lên kế hoạch bảo vệ Trái đất khỏi sự va chạm của các tiểu hành tinh - Ảnh 1.

Tên lửa Trường Chinh 3B mang theo hai vệ tinh phóng đi từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, ngày 26/12/2023 (Ảnh: Xinhua)

Trước khi công nghệ hiện đại ra đời, không có biện pháp nào giúp con người phát hiện ra tiểu hành tinh nào nguy hiểm hoặc cách bảo vệ con người tránh khỏi nguy cơ từ việc va chạm với Trái đất. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của kính viễn vọng tiên tiến mới và những tiến bộ trong ngành công nghiệp vũ trụ, giờ đây con người có thể sớm chuẩn bị để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngay cả Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ cũng đã chuẩn bị cho những thách thức từ không gian. Vào tháng 9/2022, NASA đã thực hiện sứ mệnh thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép, trong đó một tàu vũ trụ được chế tạo để va chạm với vệ tinh tiểu hành tinh Dimorphos nhằm làm chệch hướng quỹ đạo của nó.

Sứ mệnh Hera của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sẽ bắt đầu vào tháng 10, trong nỗ lực nghiên cứu hệ thống tiểu hành tinh đôi Didymos và tác động của tàu vũ trụ DART lên Dimorphos.

Để bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh gần đó, Trung Quốc được cho là sẽ áp dụng chế độ "hộ tống và tác động", được hiểu là sự kết hợp giữa những gì NASA và ESA đã làm, cụ thể là "vừa va chạm vừa quan sát".

Trung Quốc đã tham gia mạng lưới cảnh báo tiểu hành tinh quốc tế vào năm 2018. Với các công nghệ tiên tiến hơn, Trung Quốc sẵn sàng chung tay với các quốc gia trên khắp thế giới trong công cuộc bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh.

Sứ mệnh làm chuyển hướng tiểu hành tinh để tránh va chạm với Trái đất được xem là động thái để Trung Quốc trình diễn các tiến bộ về khoa học vũ trụ, giúp quốc gia này cạnh tranh với các cường quốc vũ trụ khác như Nga và Mỹ.

Phát hiện tiểu hành tinh nổ thành quả cầu lửa ngoài khơi Philippines Phát hiện tiểu hành tinh nổ thành quả cầu lửa ngoài khơi Philippines

VTV.vn - Một tiểu hành tinh mới rơi xuống Trái đất đã có một kết cục đầy màu sắc và ngoạn mục trên bầu trời Philippines khi phát nổ thành một quả cầu lửa màu xanh lá cây sáng rực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước