Tập bản đồ địa chất Mặt Trăng được xuất bản bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh, bao gồm Bản đồ địa chất của Mặt trăng và Bản đồ tứ giác của Bản đồ địa chất Mặt trăng.
Ông Ouyang Ziyuan, một học giả và nhà khoa học Mặt Trăng, cho biết: "Bản đồ địa chất của Mặt Trăng có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của Mặt Trăng, giúp chọn địa điểm cho trạm nghiên cứu Mặt Trăng trong tương lai và sử dụng tài nguyên trên Mặt Trăng. Qua đó, chúng ta hiểu rõ hơn về Trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời, chẳng hạn như Sao Hỏa".
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, các bản đồ địa chất Mặt Trăng được công bố trong thời đại Apollo đã không được thay đổi trong khoảng nửa thế kỷ qua và vẫn đang được sử dụng cho nghiên cứu địa chất Mặt Trăng nhưng không thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai".
Tập bản đồ này không chỉ cung cấp dữ liệu cơ bản và tài liệu tham khảo khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu khoa học trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc mà còn "điền vào chỗ trống" trong việc biên soạn các bản đồ địa chất về Mặt Trăng và các hành tinh của Trung Quốc, góp phần nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của Mặt Trăng và hệ mặt trời.
Tập bản đồ địa chất Mặt Trăng được cho là sẽ là tài liệu vô cùng quý giá cho Tàu thăm dò Mặt Trăng Hằng Nga 6 (Chang'e-6). Theo Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, Chang'e-6 dự kiến khởi động vào tháng 5 và sẽ nhắm vào miệng núi lửa Apollo ở vĩ độ trung bình trong lưu vực Nam Cực-Aitken. Lưu vực Nam Cực-Aitken không chỉ nằm ở phía xa của Mặt Trăng mà còn là nơi mà chưa có quốc gia nào trên thế giới đặt chân tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!