Yêu cầu trên được đưa ra trong bối cảnh Đức cố gắng bảo tồn nguồn cung khí đốt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Báo cáo nhấn mạnh rằng mức tiêu thụ khí đốt công nghiệp ở nước này đã giảm 12% trong tuần tính đến ngày 4/12, trong khi mức tiêu thụ hộ gia đình và thương mại giảm 13%.
Cơ quan quản lý mạng lưới khí đốt BNetzA trước đó cho biết, nước này cần cắt giảm ít nhất 20% mức tiêu thụ khí đốt để giúp bù đắp số lượng khí đốt từ Nga bị cắt giảm.
Chủ tịch BNetzA Klaus Mueller nói với Đài truyền hình công cộng ARD hôm 9/12 rằng người dân "có lẽ không nên bật máy sưởi liên tục và hãy cân nhắc kỹ về việc chọn phòng nào cần được sưởi ấm".
Đức được cho là đang thiếu khoảng 50 tỷ m3 khí đốt. (Ảnh: Getty)
Theo ông Mueller, Đức hiện đang nhận khí đốt từ Na Uy, Bỉ, Hà Lan và "một chút" từ Pháp. Cơ quan quản lý lưu ý rằng Đức sẽ nhận được lượng khí đốt nhiều hơn thông qua các cảng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà nước này đã bắt đầu xây dựng.
Đức được cho là đang thiếu khoảng 50 tỷ m3 khí đốt do việc giảm lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga. Những nỗ lực trước đây của quốc gia này nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt đã góp phần vào cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Áp lực trừng phạt của EU nhằm vào Nga, các vấn đề bảo trì đường ống, cũng như đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, tỷ trọng nhập khẩu khí đốt của Nga vào nước này gần đây đã giảm xuống chỉ còn 6 - 8%. Vào năm 2021, hơn một nửa nguồn cung cấp khí đốt của Đức đến từ Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!