Thụy Sĩ mở rộng trừng phạt Nga

Quỳnh Chi (T/h)-Thứ tư, ngày 10/07/2024 07:15 GMT+7

(Ảnh minh họa: News.az)

VTV.vn - Chính phủ Thụy Sĩ hôm 9/7 đã mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với 69 cá nhân và 86 tổ chức của Nga liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Những biện pháp trừng phạt này chủ yếu nhắm vào các doanh nhân, nhà tuyên truyền, thành viên lực lượng vũ trang và tư pháp và các thành viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga.

Trong khi đó, những thực thể mới được đưa vào danh sách trừng phạt gồm các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga và những công ty trong lĩnh vực tài chính và thương mại có liên quan đến việc lách các lệnh trừng phạt.

Theo Bộ Kinh tế Thụy Sĩ, sau khi thực hiện quyết định này, có tổng cộng hơn 2.200 cá nhân và tổ chức nằm trong danh sách trừng phạt.

Hiện Nga chưa đưa ra phản ứng về quyết định trên của Thụy Sĩ.

Trước đó, vào năm 2022, quốc gia trung lập Thụy Sĩ tuyên bố sẽ áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt với cá nhân và công ty Nga, đồng thời đóng băng tài sản của Nga vì đã tấn công Ukraine.

Tuyên bố của chính quyền Thụy Sĩ là sự kiện hiếm vì quan điểm trung lập truyền thống của nước này.

Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis cho biết trong một cuộc họp báo ở Bern vào ngày 28/2/2022 với các Bộ trưởng Tài chính, Quốc phòng và Tư pháp: "Chúng ta đang ở trong một tình huống bất thường và có thể đưa ra các biện pháp bất thường".

Ông Cassis cũng nói thêm chỉ có lịch sử mới biết liệu một bước đi như vậy có xảy ra lần nữa hay không. Sự trung lập của Thụy Sĩ vẫn còn nguyên vẹn nhưng "tất nhiên chúng tôi đứng về phía các giá trị phương Tây" - ông Cassis khẳng định.

Thụy Sĩ đã thông qua các biện pháp trừng phạt tài chính với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Mikhail Mishustin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov, có hiệu lực ngay lập tức, đồng thời đóng cửa không phận với hầu hết các máy bay Nga. Ngoài ra, nước này cấm 5 nhà tài phiệt thân cận với ông Putin nhập cảnh Thụy Sĩ nhưng không nêu tên họ.

Trước đây, trong một loạt cuộc khủng hoảng - gồm cả khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Thụy Sĩ đều tránh áp đặt các biện pháp trừng phạt. Cho đến nay, chỉ có ngoại lệ là các biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt là Thụy Sĩ phải thực hiện theo luật pháp quốc tế.

Mỹ mở rộng trừng phạt Nga Mỹ mở rộng trừng phạt Nga EU xem xét mở rộng trừng phạt Nga EU xem xét mở rộng trừng phạt Nga Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận mở rộng trừng phạt Nga Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận mở rộng trừng phạt Nga

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước