Tại rừng Amazon, nhóm nghiên cứu đã tạo lập nên mô hình một thế giới bị biến đổi khí hậu để hiểu về tương lai của hành tinh.
Các nhà khoa học Anh và Brazil đang dựng lên "những khu vực carbon" trong rừng Amazon.
Ông Carlos Quezada, điều phối viên Dự án AmazonFace, nói: "Trong khu vực này, có khoảng 70 - 90 cây trưởng thành, một hệ thống phun khí CO2, CO2 tập trung nhiều nhất trên ngọn cây, để giả lập tình trạng khí quyển trong khoảng 30 - 40 năm tới.
Một tháp kim loại cao hơn 35 mét và 16 tháp bằng nhôm thấp hơn phun CO2 ra, biến khu vực này thành phòng thí nghiệm khổng lồ, để các nhà nghiên cứu hiểu hơn về cách mà rừng sẽ ứng xử khi khí hậu biến đổi. Chẳng hạn như rừng sẽ phản ứng thế nào khi nhiệt độ tăng, nước ít đi, khí CO2 tăng lên.
Một tháp phun CO2 trong dự án AmazonFACE tại Manaus, Brazil. (Ảnh: Reuters)
Ông David Montenegro Lapola, thuộc Dự án AmazonFace, cho biết: "Chúng ta sẽ có mô hình dự báo chính xác hơn về khả năng rừng Amazon có thể giúp chúng ta đối phó với biến đổi khí hậu, giúp hấp thụ ít nhất là một phần khí carbon mà chúng ta thải ra khí quyển. Mặt khác, nhờ dự án này, chúng ta cũng sẽ hiểu hơn về việc rừng Amazon sẽ bị những biến đổi về khí hậu tác động như thế nào".
Công nghệ chủ động thải CO2 vào khí quyển để nghiên cứu đã được áp dụng ở các cánh rừng Australia, Mỹ, nhưng nay mới lần đầu tiên được áp dụng ở rừng nhiệt đới.
Hiện Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đã một lần nữa kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu. Theo báo cáo mới nhất của, nhiệt độ Trái đất có thể tăng 1,5oC so với thời tiền công nghiệp vào năm 2030 - 2035.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!