Trong 1, 2 năm tới sẽ có khoảng 200 tù nhân khủng bố được trả tự do khỏi các nhà tù châu Âu, họ sẽ hòa nhập xã hội với tư cách là những công dân tự do. Sự tự do của những tù nhân khủng bố đang đặt ra những thách thức lớn đối với châu Âu, trong khi châu Âu đã có gì trong tay để đối phó với thách thức này.
Farid Benyettou đã từng là một phần tử cực đoan nhưng nay anh đã từ bỏ tư tưởng này. Anh là một trong những người lo sợ châu Âu chưa sẵn sàng để đối phó với hàng trăm tội phạm khủng bố sắp được trả tự do khỏi các nhà tù châu Âu.
Ảnh minh họa: Getty Images
Có khoảng 12.000 người châu Âu đã đến Iraq, Syria chiến đấu cùng IS, 1/3 số đó được cho là đã trở về nhà và đa phần sống tự do. Một số đang đợi ra tòa xét xử nhưng sẽ không phải đối mặt với những bản án nặng do không đủ chứng cứ và một số đang ngồi tù nhưng sẽ ra tù sau 1, 2 năm nữa. Vậy, có bao nhiêu mối đe dọa từ những đối tượng cực đoan này?
Trong số những thanh niên trẻ mà Benyettou đã từng dẫn dắt có hai anh em nhà Kouachi, Said Kouachi và Cherif Kouachi, những đối tượng tham gia vụ tấn công đẫm máu nhằm vào trụ sở tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris, Pháp năm 2015, làm 12 người thiệt mạng.
Cherif Kouachi đã từng ngồi tù 3 năm tại Pháp sau khi bị bắt vào năm 2005 khi đang lên kế hoạch sang Syria và Iraq. Mạng lưới của Benyettou đặt ra một câu hỏi khẩn cấp mà châu Âu phải đối mặt.
Các tội phạm khủng bố khi được trả tự do sẽ giống như Benyettou hay giống như Kouachis hoặc ở đâu đó giữa họ. Các án tù khủng bố tại châu Âu trung bình khoảng 6 năm, so với mức 13 năm tại Mỹ. Kể từ năm 2015, mức án đã tăng nhưng vẫn thấp so với Mỹ.
Nguy cơ tái phạm là một mối nguy hiểm. Vì thế, để những người như anh từ bỏ tư tưởng cực đoan, điều quan trọng là cần phải có một kế hoạch, bất kể là gì.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!