Thành viên của đội cứu hộ khiêng một người sống sót trong vụ lở đất tại làng Tulabolo ở Bone Bolango Regency, tỉnh Gorontalo, ngày 8/7 (Ảnh: AFP)
Một quan chức Indonesia hôm 9/7 cho biết.
Các mỏ vàng hoạt động không phép phổ biến trên khắp quần đảo Đông Nam Á giàu khoáng sản này - nơi các địa điểm bị bỏ hoang thu hút người dân địa phương săn lùng quặng vàng còn sót lại mà không có thiết bị an toàn thích hợp.
Vụ lở đất xảy ra tại một ngôi làng hẻo lánh ở huyện Bone Bolango của tỉnh Gorontalo vào cuối ngày 6/7 sau những trận mưa dữ dội.
Ida Bagus Nyoman Ngurah Asrama - quan chức Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ tỉnh Gorontalo - nói với AFP: "Tính đến chiều nay (9/7), 23 người đã tử vong do lở đất, 66 người sống sót và 35 người mất tích đang được tìm kiếm".
Trước đó, tính đến chiều 8/7, số nạn nhân thiệt mạng do sạt lở là 11 người.
Tính đến ngày 9/7, số người chết vì vụ lở đất gần một mỏ vàng bất hợp pháp trên đảo Sulawesi đã tăng lên 23, trong khi 35 người khác vẫn mất tích (Ảnh: AFP)
Một quan chức tìm kiếm và cứu hộ trước đó cho biết một số nạn nhân là thợ mỏ, trong khi những người khác là những người điều hành các quầy hàng gần mỏ.
Hơn 270 người - bao gồm cả cảnh sát và binh sĩ quân đội - đã được triển khai trong chiến dịch cứu hộ diễn ra từ 2 ngày qua.
Các phương tiện hiện vẫn chưa thể tiếp cận khu vực thảm họa do một số cây cầu bị sập, khiến lực lượng cứu hộ phải đi bộ.
Indonesia dễ xảy ra lở đất trong mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhưng tháng 7 thường là mùa khô và hiếm khi có mưa lớn.
Hồi tháng 5, ít nhất 15 người thiệt mạng sau khi lở đất và lũ lụt ở tỉnh Nam Sulawesi cuốn trôi hàng chục ngôi nhà và khiến đường sá hư hỏng.
Một vụ lở đất cũng ở tỉnh Nam Sulawesi 1 tháng trước đó đã khiến 20 người thiệt mạng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!