Số ca nhiễm lao ở trẻ em gia tăng tại châu Âu và Trung Á

Quỳnh Chi (Theo Euronews)-Thứ ba, ngày 25/03/2025 13:56 GMT+7

(Ảnh: AP)

VTV.vn - Theo báo cáo mới từ các cơ quan y tế quốc tế, số trường hợp mắc bệnh lao đã tăng gần 10% ở trẻ em tại châu Âu và Trung Á so với cùng kỳ năm trước.

Dữ liệu từ năm 2023 cho thấy khu vực châu Âu vẫn đang vật lộn với những tác động lan tỏa của đại dịch COVID-19 - theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu.

Giới chức y tế thế giới cảnh báo rằng việc cắt giảm viện trợ toàn cầu có thể dẫn đến tình trạng tái phát bệnh lao trên toàn cầu - căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất thế giới.

Theo phân tích, vào năm 2023, hơn 172.000 người ở khu vực châu Âu đã mắc bệnh lao hoặc tái phát bệnh, ngang bằng với mức báo cáo vào năm 2022. Mặc dù số ca tử vong do bệnh lao đã giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều so với trước cuộc khủng hoảng COVID-19.

Điều đó cho thấy nhiều người bị nhiễm bệnh lao đã không được chẩn đoán và điều trị trong bối cảnh đại dịch làm gián đoạn các dịch vụ y tế và hậu quả hiện đang trở nên rõ ràng hơn.

Số ca tử vong do bệnh lao ở trẻ em dường như cũng đang tăng lên. Theo đó, có khoảng 7.500 ca lao ở trẻ em dưới 15 tuổi tử vong tại khu vực châu Âu vào năm 2023 - tăng 9,6% so với năm trước đó. Hơn 2.400 trong số các trường hợp này được báo cáo ở trẻ em dưới 5 tuổi - nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong do lao cao hơn.

Tiến sĩ Hans Kluge - Giám đốc WHO khu vực châu Âu - cho biết trong một tuyên bố: "Gánh nặng lao hiện nay và sự gia tăng đáng lo ngại ở trẻ em mắc lao là lời nhắc nhở rằng tiến trình chống lại căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi này vẫn còn mong manh".

Số ca nhiễm lao ở trẻ em gia tăng tại châu Âu và Trung Á - Ảnh 1.

(Ảnh: Adobe Stock)

Báo cáo cho biết các phát hiện chỉ ra rằng bệnh lao đang tiếp tục lây lan trên khắp châu Âu và cần phải có những nỗ lực y tế công cộng ngay lập tức để kiểm soát căn bệnh này.

Lao là căn bệnh do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng cũng có thể lây lan sang các cơ quan khác. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh không tiếp tục phát triển bệnh. Trong trường hợp bệnh phát triển, bệnh lao có thể rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo thống kê, bệnh lao khiến khoảng 1,25 triệu người tử vong mỗi năm.

Theo báo cáo, tại khu vực châu Âu, 15,4% những người mắc bệnh lao mới hoặc tái phát cũng nhiễm HIV, có thể tiến triển thành AIDS nếu không được điều trị.

Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến những người sống trong cảnh nghèo đói. Căn bệnh này khó kiểm soát vì nhiều lý do như chậm trễ trong việc chẩn đoán, bệnh nhân có uống thuốc đúng giờ hay không và không được tiếp cận với các phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị lao hàng ngày trong tối đa 6 tháng để thuốc phát huy hiệu quả. Việc ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, khiến bệnh khó điều trị hơn và tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng lây lan.

Tuần trước, WHO đã cảnh báo rằng việc cắt giảm viện trợ toàn cầu đang làm suy yếu tiến trình xóa bỏ căn bệnh này ở 27 quốc gia, chủ yếu là ở châu Phi, khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các chương trình phòng chống lao ở châu Âu và khu vực Trung Á cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm này.

Trên toàn khu vực châu Âu, Nga có nhiều ca bệnh nhất vào năm 2023, tiếp theo là Ukraine, Uzbekistan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania.

Thế giới nỗ lực chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 Thế giới nỗ lực chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 Nguy cơ mắc bệnh lao phổi ở bệnh nhân COVID-19 cao gấp 7 lần Nguy cơ mắc bệnh lao phổi ở bệnh nhân COVID-19 cao gấp 7 lần WHO kêu gọi thế giới hành động nhằm xóa bỏ bệnh lao WHO kêu gọi thế giới hành động nhằm xóa bỏ bệnh lao

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước