Sau 3 năm, "bóng ma COVID-19" vẫn hiện hữu

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ bảy, ngày 17/12/2022 07:24 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Trong khi kỳ vọng COVID-19 sẽ sớm không còn được coi là một trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng loại virus này vẫn hiện hữu.

Ba năm sau khi trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên được xác định ở Trung Quốc vào tháng 12/2019, các chuyên gia cho rằng thế giới phải rút ra bài học từ đại dịch này để chuẩn bị cho những đợt bùng phát dịch bệnh tiềm ẩn trong tương lai.

Đại dịch gần hết rồi sao?

"Chúng ta đã đi một chặng đường dài. Chúng tôi hy vọng rằng vào một thời điểm nào đó trong năm tới, chúng ta sẽ có thể nói rằng COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu nữa", Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hôm 14/12.

Ông Tedros nói thêm: "Virus này sẽ không biến mất. Nó sẽ tồn tại ở đây và tất cả các quốc gia sẽ cần học cách quản lý nó cùng với các bệnh về đường hô hấp khác".

WHO ước tính, khoảng 90% dân số toàn cầu hiện có một số mức độ miễn dịch chống lại COVID-19 nhờ đã được tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh trước đó.

Số người tử vong do COVID-19 hàng tuần bằng khoảng 20%  so với một năm trước và các ca tử vong hiện nay phần lớn là ở những người không được tiêm phòng đầy đủ.

Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO sẽ họp vào tháng 1/2023 để thảo luận về các tiêu chí xem liệu COVID-19 có còn cấu thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế hay không.

Có diệt được COVID-19 không?

Một số chuyên gia dự đoán rằng COVID-19 cuối cùng sẽ chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn giai đoạn bệnh lưu hành, trong đó nó sẽ tiếp tục lây lan rộng rãi và gây ra những đợt bùng phát thường xuyên, như trường hợp cúm mùa hiện nay.

Có một số lý do khiến việc loại bỏ hoàn toàn COVID-19 có vẻ khó xảy ra.

Trong khi đó, bệnh đậu mùa vẫn là bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người được chính thức xóa sổ, được WHO tuyên bố vào năm 1980.

Đối với COVID-19, các biện pháp cách ly bị suy yếu bởi thực tế là một số người nhiễm bệnh không có triệu chứng, nghĩa là họ không biết rằng họ nên cách ly. Không giống như bệnh đậu mùa, COVID-19 có thể truyền sang động vật, nơi virus SARS-CoV-2 có thể lưu hành trước khi tái nhiễm cho người sau đó, tạo ra ổ dịch khó khống chế.

Và mặc dù vacine COVID-19 giúp ngăn ngừa các dạng nghiêm trọng của bệnh nhưng chúng mang lại rất ít khả năng bảo vệ chống tái nhiễm và hiệu quả của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, nghĩa là cần phải tiêm nhắc lại.

Sau 3 năm, bóng ma “COVID-19” vẫn hiện hữu - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Rủi ro lớn nhất phía trước

Ông Etienne Simon-Loriere, người đứng đầu đơn vị genomics tiến hóa của virus RNA thuộc Viện Pasteur, nói rằng "hiện tại virus đang lưu hành quá nhiều".

Ông cảnh báo, mỗi ca nhiễm mới đều làm tăng khả năng virus có thể biến đổi để trở nên dễ lây lan hơn và/hoặc nghiêm trọng hơn.

Và có một mối đe dọa rằng các bệnh truyền nhiễm mới có thể lây từ động vật sang người.

Arnaud Fontanet, chuyên gia về các bệnh mới nổi tại Viện Pasteur, cảnh báo kể từ khi xuất hiện SARS, MERS và COVID-19, "hàng chục chủng virus Corona đã được tìm thấy ở loài dơi có khả năng lây nhiễm sang người".

Hơn 60% số bệnh mới nổi là lây truyền từ động vật sang người, có nghĩa là chúng có thể lây truyền giữa người và động vật. Nguy cơ từ các bệnh lây truyền từ động vật sang người đã tăng lên do những biến động do con người gây ra đối với thế giới động vật bao gồm nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và chăn nuôi gia súc hàng loạt.

Chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo

Ông Fontanet nói rằng trong trường hợp đại dịch có thể xảy ra trong tương lai, "rất nhiều điều có thể và phải được thực hiện khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát".

Một yếu tố quan trọng khác là khả năng xét nghiệm nhanh các bệnh mới nổi, cho phép người nhiễm bệnh được cách ly càng sớm càng tốt.

194 quốc gia thành viên của WHO đã đồng ý bắt đầu đưa ra dự thảo ban đầu về hiệp ước đại dịch vào tháng 2/2023 nhằm đảm bảo thiếu sót trong phản ứng với dịch bệnh đã biến COVID-19 thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu không xảy ra lần nữa.

WHO: Đại dịch COVID-19 chưa sớm kết thúc WHO: Đại dịch COVID-19 chưa sớm kết thúc

VTV.vn - Đây là cảnh báo vừa được Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ông Tedros đưa ra hôm qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước