Biến thể virus mang tên B1525. (Ảnh minh họa: AP)
Biến thể virus mang tên B1525 là chủ đề của một báo cáo do các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh thực hiện. Các nhà nghiên cứu cho biết, biến thể SARS-CoV-2 này đã được phát hiện thông qua quá trình giải mã trình tự bộ gene ở 10 quốc gia, bao gồm Đan Mạch, Mỹ và Australia, với 32 trường hợp nhiễm được tìm thấy ở Anh cho đến nay. Các ca nhiễm biến chủng này được ghi nhận vào tháng 12/2020 ở Anh và Nigeria.
Nhóm nghiên cứu cho biết, biến thể này có những điểm tương đồng trong bộ gene của biến thể Kent, B117 và chứa một số đột biến. Điều này khiến các nhà nghiên cứu lo ngại rằng, biến chủng chứa đột biến E484K, một loại protein được tìm thấy bên ngoài virus, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp virus xâm nhập vào tế bào. Đột biến E484K có trong các biến thể xuất hiện ở Nam Phi và Brazil và được cho là khiến virus có thể "trốn tránh" các kháng thể do cơ thể sản xuất ra.
Biến thể B1525 kháng lại được phần nào một số loại vaccine COVID-19. (Ảnh: AP)
Tiến sĩ Simon Clarke, Phó Giáo sư vi sinh vật học tế bào tại Đại học Reading, cho biết, mặc dù vẫn chưa rõ tác động cụ thể của đột biến đối với khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 cũng như mức độ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh, đột biến E484K ở biến thể tại Nam Phi đã kháng lại được phần nào một số loại vaccine COVID-19.
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là các biến thể này đều đang chứa cùng một loại đột biến kháng vaccine, do đó, các nhà sản xuất vaccine có thể bào chế rất nhanh ra vaccine mới để chống lại tất cả các biến thể này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!