Núi Phú Sĩ (Nhật Bản) phá kỷ lục 130 năm chưa có tuyết

Mạnh Dương (Theo CNN)-Thứ sáu, ngày 01/11/2024 16:28 GMT+7

Núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nhìn từ phía tỉnh Yamanashi vào ngày 10/8/2024. (Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Núi Phú Sĩ lần đầu tiên trong 130 năm chưa có tuyết vào cuối tháng 10, báo hiệu tác động của khủng hoảng khí hậu tại Nhật Bản.

Đỉnh núi cao nhất Nhật Bản thường được phủ tuyết từ đầu tháng 10, nhưng đến nay, đỉnh Phú Sĩ vẫn trơ trọi, gây lo ngại về tác động của khủng hoảng khí hậu đối với một trong những danh lam thắng cảnh được yêu thích nhất của đất nước Mặt trời mọc.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, những năm trước, tuyết thường xuất hiện trên núi Phú Sĩ vào ngày 2/10. Tuy nhiên, mùa hè nóng kỷ lục và thời tiết bất thường đã khiến nhiệt độ ấm áp kéo dài, ngăn tuyết rơi trên đỉnh núi.

Năm nay, Văn phòng khí tượng địa phương Kofu, đơn vị ghi nhận tuyết đầu mùa trên Phú Sĩ từ năm 1894, chưa công bố bất kỳ dấu hiệu nào về tuyết rơi, do thời tiết ấm áp bất thường. Ông Shinichi Yanagi, một quan chức khí tượng tại Kofu, cho biết: "Do nhiệt độ cao kéo dài từ mùa hè và những trận mưa liên tiếp, không có ột chút tuyết nào xuất hiện trên đỉnh núi".

Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76 độ C so với mức bình thường, phá kỷ lục trước đó là 1,08 độ C vào năm 2010. Nhiệt độ cao bất thường vẫn kéo dài đến mùa thu, khi có ít nhất 74 thành phố ghi nhận mức nhiệt 30 độ C hoặc cao hơn trong tuần đầu tháng 10, theo phân tích từ tổ chức Climate Central.

Núi Phú Sĩ (Nhật Bản) phá kỷ lục 130 năm chưa có tuyết - Ảnh 1.

Những người leo núi xếp hàng để chụp ảnh trên đỉnh Kengamine của núi Phú Sĩ vào ngày 10/8/2024. (Ảnh: Kyodo News/Getty Images)

Không chỉ Nhật Bản mà toàn cầu cũng ghi nhận một mùa hè nóng kỷ lục lần thứ 2 liên tiếp, với năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất lịch sử. Nhiệt độ tăng cao không chỉ do hiện tượng tự nhiên El Niño mà còn do các yếu tố nhân tạo như khí thải từ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Đỉnh núi Phú Sĩ, cao 3.776 mét, nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Thông thường, núi Phú Sĩ có tuyết phủ gần như suốt năm, thu hút hàng triệu du khách đến leo núi và ngắm Mặt trời mọc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng du lịch quá tải đã gây ra nhiều vấn đề về rác thải, quá tải hạ tầng và an toàn.

Trước tình hình này, Nhật Bản đã áp dụng thuế du lịch và các quy định mới nhằm quản lý lượng khách. Giờ đây, du khách phải trả 2.000 yên (khoảng 12,40 USD) mỗi người, với giới hạn tối đa 4.000 du khách mỗi ngày.

Nhật Bản hạn chế số lượng người leo núi Phú Sĩ Nhật Bản hạn chế số lượng người leo núi Phú Sĩ Nhật Bản dựng cổng kiểm soát người leo núi Phú Sĩ Nhật Bản dựng cổng kiểm soát người leo núi Phú Sĩ Phản ứng của du khách về việc Nhật Bản dựng rào chắn ngăn chụp ảnh núi Phú Sĩ Phản ứng của du khách về việc Nhật Bản dựng rào chắn ngăn chụp ảnh núi Phú Sĩ

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước