Protein liên quan đến phản ứng miễn dịch và gây viêm có tên là interferon gamma thông thường sẽ biến mất khi những người nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh. Tuy nhiên, protein này vẫn còn trong máu của những người mắc bệnh COVID-19 kéo dài.
Do đó, protein này có thể là chỉ dấu giúp các bác sĩ xác định những người thực sự đang mắc COVID-19 kéo dài.
Hầu hết mọi người khỏi COVID-19 trong vòng 12 tuần, nhưng với những người bị COVID-19 kéo dài, các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực, đau cơ và rối loạn chức năng nhận thức vẫn tiếp tục kéo dài sau 6 tháng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 200 triệu chứng liên quan đến COVID-19 kéo dài có thể cản trở cuộc sống hàng ngày. Theo đó, có tới 203 triệu chứng liên quan đến bệnh COVID-19 diễn ra trên 10 hệ thống cơ quan khác nhau trong cơ thể người.
Kết quả nghiên cứu trên làm nổi bật mức độ lan rộng và đa dạng về triệu chứng của bệnh COVID-19, cũng như cách căn bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng được ghi nhận phổ biến nhất gồm mệt mỏi, khó chịu sau khi gắng sức (các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau nỗ lực thể chất hoặc tinh thần) và rối loạn chức năng nhận thức hoặc chứng "sương mù não". Các triệu chứng khác bao gồm một loạt các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần như ảo giác thị giác, run, mất trí nhớ và tiêu chảy. Ngoài ra, rụng tóc và rối loạn chức năng tình dục cũng đã được thêm vào danh sách các triệu chứng COVID-19 kéo dài
Tỷ lệ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất ở phụ nữ, những người trong độ tuổi từ 35 đến 69, người sống ở các khu vực điều kiện thiếu thốn hơn, người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc xã hội, giảng dạy, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe và người có tình trạng sức khỏe kém hoặc khuyết tật khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!