Đây là số liệu do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và Viện Hải Dương học tại Đại học California San Diego công bố vào ngày 4/6.
Theo các cơ quan này, nồng độ CO2 đo được tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ trong tháng 5 là 417/1 triệu đơn vị không khí, cao hơn mức kỷ lục 414,8 vào năm 2019.
Cháy rừng Amazon khiến nồng độ khí thải CO2 tăng. (Ảnh: AP)
Ước tính, lượng khí thải trên toàn thế giới đã giảm tới 26% trong giai đoạn cao điểm các nước đóng cửa do dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, sự sụt giảm này lại không thể bù được cho lượng CO2 mà cây trồng và đất thải ra khi phản ứng với nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ mất tới 6 - 12 tháng, để nồng độ CO2 tại Mauna Loa có thể giảm từ 20% - 30%.
Hoạt động sản xuất công nghiệp xả thải. (Ảnh: AP)
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Climate Change trong tháng 5/2020 dự báo, khí thải trên toàn cầu có thể giảm tới 7% trong năm nay. Tuy nhiên, Pieter Tans, nhà khoa học tại phòng giám sát khí thải gây hiệu ứng nhà kính của NOAA, cho rằng, dù lượng khí thải có thể giảm nhẹ nhưng mật độ CO2 sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Tháng 5 là giai đoạn đỉnh điểm trong một năm về khí thải Carbon trên toàn cầu với lượng khí thải trong khí quyển ở mức cao nhất trong hàng triệu năm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!