Những dòng sông chết: Cái giá phải trả cho sự bùng nổ ngành hàng may mặc ở Bangladesh

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ tư, ngày 22/06/2022 08:49 GMT+7

Nước sông đặc quáng, rác thải nhựa trên sông Buriganga. (Ảnh: Phys.org)

VTV.vn - Ở Bangladesh, ông Kalu Molla đã lái đò trên sông Buriganga trước khi những khu ổ chuột bên bờ nhường chỗ cho các nhà máy may mặc và nước sông chuyển sang màu đen kịt.

Ông Kalu Molla, 52 tuổi, bị ho liên tục, dị ứng và phát ban trên da. Các bác sĩ đã nói với ông rằng, thứ bùn có mùi hôi thối, cũng đã "quét sạch" các sinh vật sống ở một trong những tuyến đường thủy chính ở thủ đô Dhaka của Bangladesh này, là nguyên nhân khiến ông mắc bệnh.

"Các bác sĩ bảo tôi bỏ công việc này và rời sông Buriganga. Nhưng làm sao có thể?", ông Molla nói với phóng viên AFP gần nhà của ông ở vùng ngoại ô công nghiệp của thủ đô Dhaka. "Lái đò chở người là bánh mì và bơ của tôi".

Trong 50 kể từ khi cuộc chiến giành độc lập khiến người dân của họ phải đối mặt với nạn đói, Bangladesh đã nổi lên như một điển hình thành công về phát triển kinh tế. Quốc gia Nam Á có 169 triệu dân này đã vượt qua nước láng giềng Ấn Độ về thu nhập bình quân đầu người và sẽ sớm ra khỏi vào danh sách các quốc gia kém phát triển nhất thế giới của Liên Hợp Quốc.

Nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong những năm qua ở Bangladesh là sự bùng nổ thương mại hàng may mặc, phục vụ các cường quốc thời trang nhanh trên toàn cầu với hàng triệu phụ nữ và chiếm khoảng 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trị giá 50 tỷ USD của nước này.

Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường nói rằng, với sự phát triển của ngành thời trang may mặc, Bangladesh đã phải trả một cái giá khôn lường, khi thuốc nhuộm độc hại, axit thuộc da và các hóa chất nguy hiểm khác xâm nhập vào nguồn nước.

Những dòng sông chết: Cái giá phải trả cho sự bùng nổ ngành hàng may mặc ở Bangladesh - Ảnh 1.

Sông Buriganga bị ô nhiễm nghiêm trọng. (Ảnh: Dhaka Tribune)

Thủ đô Dhaka của Bangladesh được thành lập trên bờ sông Buriganga hơn 400 năm trước bởi đế chế Mughal. Sheikh Rokon, người đứng đầu nhóm bảo vệ môi trường Riverine People, cho biết: "Hiện con sông này là cống thoát nước lớn nhất của đất nước. Trong nhiều thế kỷ, người dân đã xây nhà trên bờ sông để đắm mình trong gió sông. Bây giờ mùi bùn độc hại trong mùa đông kinh khủng đến mức mọi người phải bịt mũi khi họ đến gần nó".

Theo một báo cáo vào năm 2020 của Viện nghiên cứu sông thuộc Chính phủ Bangladesh, các mẫu nước từ sông Buriganga cho thấy, hàm lượng crom và cadmium cao gấp 6 lần so với mức tối đa được khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cả hai nguyên tố trên đều được sử dụng trong thuộc da và việc tiếp xúc quá nhiều với một trong hai nguyên tố này đều cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Theo đó, crom là chất gây ung thư và việc tiếp xúc với cadimi trong thời gian dài gây tổn thương phổi, bệnh thận và sinh non.

Amoniac, phenol và các sản phẩm phụ khác của quá trình nhuộm vải cũng đã khiến nước sông thiếu lượng oxy cần thiết để duy trì sự tồn tại của sinh vật biển.

Tại Shyampur, một trong số các khu công nghiệp rộng lớn xung quanh Dhaka, người dân địa phương cho biết, ít nhất 300 nhà máy địa phương đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Buriganga.

Người dân cho biết họ đã không buồn phàn nàn về mùi hôi thối của nước nữa vì biết rằng, các doanh nghiệp vi phạm rất dễ trốn tránh trách nhiệm.

"Các nhà máy hối lộ (chính quyền) để đổi lại sự im lặng của các cơ quan quản lý", Chan Mia, sống trong khu vực, cho biết.

Xa hơn về phía Nam, ở quận Narayanganj, người dân chứng kiến dòng nước màu đỏ thẫm chảy vào các con kênh tù đọng từ một nhà máy ở gần đó.

Ô nhiễm nguồn nước: Chỉ 14% các con sông ở Anh đáp ứng “tình trạng sinh thái tốt” Ô nhiễm nguồn nước: Chỉ 14% các con sông ở Anh đáp ứng “tình trạng sinh thái tốt” Bọt ô nhiễm nổi trắng sông ở thủ đô Ấn Độ Bọt ô nhiễm nổi trắng sông ở thủ đô Ấn Độ Gần 100% dòng sông ở Indonesia bị ô nhiễm Gần 100% dòng sông ở Indonesia bị ô nhiễm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước