Lãnh đạo của 147 quốc gia, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang có mặt tại Hội nghị COP21 để đàm phán về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính với mục tiêu không để Trái đất nóng thêm quá 2°C vào năm 2100.
Dưới đây là những con số ấn tượng về hội nghị này:
Khoảng 40.000 đại biểu sẽ đổ về Paris những ngày tới, cao hơn tất cả các kì Hội nghị trước trong bảng tổng kết này, kể từ COP15.
Đúng với tinh thần của hội nghị, ban tổ chức COP21 khuyến khích các đại biểu đến dự bằng giao thông công cộng để giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường. Và tất cả các đại biểu đều được tặng một vé sử dụng giao thông công cộng miễn phí trong khu vực Paris. Kế hoạch này được tài trợ tới gần 80 triệu Euro.
Không chỉ có vấn đề bảo vệ môi trường, sau những sự kiện khủng bố vừa qua, COP21 còn có một ưu tiên nữa là bảo vệ sự an toàn cho các đại biểu. Những sự kiện đông người được cho là có thể sẽ thu hút khủng bố nên khoảng 120.000 cảnh sát và binh sĩ sẽ được huy động để bảo vệ COP21.
COP21 là hội nghị được chi tiêu mạnh tay nhất trong tất cả các kì COP với số tiền lên tới 187 triệu Euro, thậm chí, có thể cao hơn.
Hội nghị về biến đổi khí hậu lớn nhất hành tinh chắc chắn sẽ kéo theo những chuỗi phản ứng không nhỏ trên toàn cầu. Trước thềm COP21, 2.000 cuộc biểu tình đã diễn ra tại 150 quốc gia, kêu gọi sự chú ý của các đại biểu tới các vấn đề môi trường cấp bách và hao tốn ngân sách nhiều nước.
Hạn hán ở Mỹ, Brazil, Đông Nam Á, không khí ô nhiễm tại Trung Quốc, rác thải tại Ấn Độ... là những tác động gây ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng qua từng năm tới nền kinh tế và an ninh toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!