Thậm chí, hãng hàng không Qantas của Australia khẳng định sẽ áp dụng ngay từ năm 2021. Vậy một tấm "hộ chiếu vaccine" như vậy có thực sự nhất thiết phải áp dụng ngay? Ở Pháp, vấn đề này tiếp tục đang gây tranh cãi.
Cùng với tuyên bố của hãng hàng không Quantas, Thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo sẽ trình Quốc hội Pháp về biện pháp kiểm soát sự lây lan của đại dịch bằng tấm hộ chiếu tiêm chủng vaccine COVID-19 này. Nội dung của quy định sẽ là chỉ những người có hộ chiếu tiêm chủng mới được dùng phương tiện hàng không, nhập cảnh và thăm dự các hoạt động đông người.
"Hộ chiếu vaccine" có thực sự nhất thiết phải áp dụng ngay? (Ảnh: ABC7 Los Angeles)
Dù mới ở dạng dự thảo, quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Bộ trưởng Bộ Giao thông Pháp, ông Jean-Baptiste Djebbari, đã đưa ra ý kiến rằng, việc cấp hộ chiếu này sẽ vô hình trung tạo ra sự phân loại công dân, đi ngược lại quyền tự do lựa chọn tiêm chủng, đặc biệt trong giai đoạn vaccine chưa đủ để cung cấp cho toàn thế giới. Tại Pháp, ông sẽ gần như không áp dụng biện pháp này cho ngành vận tải dân dụng.
Tuy vậy, Pháp sẽ vẫn tiếp tục đưa dự thảo này ra trình quốc hội. Cho đến thời điểm hiện tại, ở Pháp, việc tiêm hay không tiêm vaccine đang thuộc quyền quyết định của công dân. Do đó, việc áp dụng "hộ chiếu vaccine" gần như đi ngược lại những quyết định của Chính phủ Pháp trong giai đoạn này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!