Nhật Bản và những bài học ứng phó thảm họa

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 20/04/2016 11:46 GMT+7

VTV.vn - Không thể ngăn cản thiên nhiên, Nhật Bản đã cải tạo từ kiến trúc đến nhận thức của người dân để học cách sống chung với động đất và ứng phó khi thảm họa xảy ra.

Nói đến động đất, chắc chắn không thể bỏ qua Nhật Bản, nơi phải hứng chịu rất nhiều trận động đất kinh hoàng, như thảm hoạ kép hồi năm 2011 khiến gần 16,000 người thiệt mạng. Những trận động đất khoảng 4-5 độ richter thì diễn ra đều như cơm bữa. Tuy nhiên, thực tế là trong số những trận động đất mạnh từ 6 độ Richter trở lên, số lượng thương vong đã giảm đáng kể so với trong quá khứ nhờ những giải pháp ứng phó hiệu quả.

1. Công trình kiến trúc có độ chống động cao

Tại Nhật Bản, tất cả các công trình được xây mới đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt do chính quyền đề ra. Những công trình này phải đáp ứng yêu cầu cho dù có gặp động đất cũng không thể sụp đổ trong vòng 100 năm và không thể hư hại trong vòng 10 năm.


Nghiên cứu thiết kế có cấu trúc đặc biệt chống rung lắc khi có động đất. (Ảnh: Inhabitat)

Nghiên cứu thiết kế có cấu trúc đặc biệt chống rung lắc khi có động đất. (Ảnh: Inhabitat)

Đồng thời, những căn nhà này được xây dựng với nền móng có cao su chứa chất lỏng đặc biệt để có thể hấp thụ lực khi chịu tác động từ những cơn địa chấn.

2. Hệ thống phòng chống thiên tai hoàn thiện

Theo “Luật cơ bản về ứng phó thảm họa” ra đời hơn nửa thế kỷ trước, Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống dự phòng cần thiết phòng khi thiên tai ập đến.


Mỗi gia đình đều có sẵn bộ dụng cụ cứu hộ cơ bản cần thiết khi có thảm họa xảy ra. (Ảnh: Earthquake Supply Center)

Mỗi gia đình đều có sẵn bộ dụng cụ cứu hộ cơ bản cần thiết khi có thảm họa xảy ra. (Ảnh: Earthquake Supply Center)

Trước tiên, mỗi hộ gia đình đều phải tự tích trữ trong nhà những vật dụng cứu hộ cơ bản gọi là "túi phòng chống thiên tai" với đèn pin, thuốc, khẩu trang, dây thừng... và thực phẩm đủ cho cả nhà sử dụng trong vòng 3 ngày đến 1 tuần.

Ngoài ra, mỗi địa phương cũng phải thành lập những trung tâm cứu nạn riêng được trang bị: mũ bảo hiểm, lều trại, chăn chiếu, máy phát điện, đèn pin, thực phẩm... để kịp thời phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân trong lúc cấp bách.

3. Nhận thức của người dân về vấn đề phòng chống thiên tai


Trẻ em Nhật Bản được học kỹ năng phòng chống thảm họa từ khi còn rất nhỏ. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Trẻ em Nhật Bản được học kỹ năng phòng chống thảm họa từ khi còn rất nhỏ. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Kể từ sau vụ thảm hoạ động đất Fukushima mạnh 9 độ richter năm 2011, Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 1/9 là Ngày Phòng chống thảm hoạ quốc gia. Vào ngày này, hầu hết người dân Nhật Bản sẽ tham gia diễn tập thực tế với kịch bản các trận động đất mạnh xảy ra bao gồm vận chuyển người bị thương và các nhóm y tế giữa sân bay và các cơ sở của lực lượng phòng vệ sử dụng máy bay trực thăng và máy bay vận tải.

Kỹ năng chống chọi với thảm họa rất được đề cao tại Nhật, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Trẻ em nước này ngay từ nhỏ đã thường xuyên được tham gia những buổi diễn tập về cách ứng phó với thiên tai.

90 trận động đất mạnh xảy ra trong 5 ngày qua 90 trận động đất mạnh xảy ra trong 5 ngày qua

VTV.vn - Trong 5 ngày qua đã có hơn 90 trận động đất lớn xảy ra trên thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước