Nhật Bản ưu tiên cho người khuyết tật

Long Nguyễn (PV thường trú THVN tại Nhật Bản)-Thứ năm, ngày 18/04/2024 20:53 GMT+7

VTV.vn - Từ năm 1981, Nhật Bản đã đưa ra đạo luật hỗ trợ người khuyết tật và đạt được nhiều tiến bộ lớn trong hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống hằng ngày.

Khu du lịch suối nước nóng Ikaho của tỉnh Gunma nằm trên một sườn núi có rất nhiều bậc thang. Đây là chướng ngại đối những người tàn tật hoặc những người cao tuổi muốn đến tham quan.

Theo chương trình bình đẳng đối với người khuyết tật, một bản đồ số chỉ dẫn đường đi, thông tin cụ thể về chỗ ở, nhà hàng, cũng như hệ thống đăng ký hỗ trợ khi cần thiết đã được chính quyền thành phố thiết lập để những người khuyết tật có thể tận hưởng khu du lịch này.

Anh Sakamoto Kazuma (Hiệp hội du lịch thành phố Shibukawa, tỉnh Gunma) cho biết: "Chúng tôi đã tạo ra một bản đồ với tên gọi là barrier free, bản đồ không có rào cản. Với bản đồ này sẽ hướng dân người khuyết tật đi đến mọi nơi mà họ muốn, trước khi đến họ có thể tìm trên Internet và khi đến đây họ đã biết đường đi, di chuyển sẽ dễ dàng hơn".

Thành phố Shibukawa của tỉnh Gunma còn xây dựng bản đồ số dành cho người khiếm thính với video bao gồm các địa điểm và ký hiệu hoàn chỉnh, mô tả chi tiết các địa điểm. Các khách sạn hay cửa hàng cùng chung tay tạo ra cuộc sống thuận lợi hơn cho người khuyết tật với các tiện ích phù hợp như các lối dốc đi lên phòng, bên cạnh các bậc thang, nhà tắm có tay vịn, cũng như dịch vụ hỗ trợ tắm rửa.

Nhật Bản ưu tiên cho người khuyết tật - Ảnh 1.

Nhật Bản đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống hằng ngày. (Ảnh: Istock)

Anh Ijima Kunitoshi (thành phố Shibukawa, tỉnh Gunma) cho biết: "Cả chính phủ và chính quyền thành phố Gunma đều hướng tới mục tiêu tạo ra một cộng đồng chung vận mệnh và làm cho cuộc sống của những người khuyết tật dễ dàng hơn, như tạo ra bản đồ đường đi hướng dẫn đến mọi địa điểm trong khu du lịch này khi ngồi trên xe lăn. Những người như chúng tôi được chính quyền lắng nghe ý kiến, chính quyền cũng thành lập một khoản ngân sách lớn và đưa ra nhiều hoạt động hỗ trợ để từ đó tạo ra một thành phố hòa đồng cho người khuyết tật".

Hai năm trước, một công ty liên doanh với tập đoàn Honda là Ashi-rase đã phát triển một thiết bị mới để người khiếm thị có thể giảm được nhiều rủi ro khi di chuyển. Thiết bị có định vị, có bộ phận cảm ứng, được gắn trên giày của người sử dụng và được kết nối với một ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Thông qua ứng dụng, người dùng có thể chọn điểm đến bằng việc ra lệnh bằng giọng nói hoặc điều chỉnh thông qua màn hình cảm ứng. Trong quá trình di chuyển đến địa điểm đã lựa chọn, thiết bị này sẽ sử dụng cảm ứng rung để hướng dẫn người khiếm thị đi thẳng, rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc cảnh báo dừng lại khi gặp chướng ngại vật.

Anh Aymu Chino (Giám đốc điều hành công ty Ashirase, Nhật Bản) cho biết: "Chúng tôi phát triển thiết bị này là để hỗ trợ người khuyết tật, chúng tôi mong muốn làm một điều gì đó để những người khuyết tật có thể có một cuộc sống tích cực và thoải mái hơn".

Báo động số người già neo đơn tại Nhật Bản Báo động số người già neo đơn tại Nhật Bản

VTV.vn - Số hộ gia đình chỉ có người già neo đơn được dự báo sẽ chiếm tới 1/5 tổng số các hộ gia đình ở Nhật Bản vào năm 2050.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước