Mục đích của chính sách này nhằm đáp ứng những thay đổi hoạt động quốc phòng trong thời đại công nghệ tiến bộ.
Chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quốc phòng Nhật Bản tập trung vào 7 lĩnh vực, trong đó có phát hiện và xác định các mục tiêu quân sự, chỉ huy, kiểm soát và hỗ trợ hậu cần.
Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quốc phòng (Ảnh: Nikkei Asia)
Các lĩnh vực nổi bật khác bao gồm thu thập và phân tích thông tin, các thiết bị quốc phòng tự động, an ninh mạng và hiệu quả công việc. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng sẽ nâng cao tốc độ chiến đấu, giảm thiểu sai sót do con người và nâng cao khả năng tiết kiệm lao động thông qua tự động hóa.
Chính sách cơ bản cũng đặt ra những giới hạn đối với trí tuệ nhân tạo, nhất là việc học hỏi từ dữ liệu trong quá khứ, những lo ngại về độ tin cậy và tình trạng lạm dụng công nghệ này.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định trong những năm gần đây nước này đang phải đối mặt với các hình thái tấn công kiểu mới, nhất là trên môi trường không gian mạng. Hơn nữa với tình trạng già hóa dẫn tới thiếu nguồn nhân lực quốc phòng, việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo là xu hướng tất yếu trong lĩnh vực quốc phòng của nước này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!