Nhật Bản giảm nhanh sự phụ thuộc vào điện hạt nhân

Đức Cường (Phóng viên THVN tại Nhật Bản)-Thứ năm, ngày 11/03/2021 09:00 GMT+7

VTV.vn - Vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ được nhớ đến như bước ngoặt quyết định cho chính sách năng lượng của Nhật Bản.

Trước sự cố rò rỉ phóng xạ, các nhà máy điện hạt nhân đóng vai trò trung tâm trong hệ thống năng lượng với tỷ lệ đóng góp lên tới 25% và được hoạch định sẽ tăng lên 50% vào năm 2050. Tuy nhiên thảm họa ngày 11/3/2011 đã gây áp lực lên Chính phủ Nhật Bản và nước này quyết định chấm dứt việc xây dựng mới các lò phản ứng hạt nhân, giảm dần tỷ trọng đóng góp của hạt nhân xuống còn 20 đến 22% vào năm 2030.

Sự phản ứng mạnh mẽ của công chúng và các rào cản kĩ thuật, trên thực tế đã khiến nhiều nhà máy chưa thể tái khởi động, và trong năm 2020, điện hạt nhân chỉ còn đóng góp 6% cho mạng lưới điện của nước này.

Giáo sư Kikawa Takeo - Trường đại học Tokyo cho rằng: "Rất khó có thể ngay lập tức từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân vì Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên, tuy nhiên với chính sách không xây dựng thêm các lò phản ứng mới, tỷ trọng của điện hạt nhân sẽ ngày càng thu hẹp và cuối cùng biến mất hoàn toàn".

Thay thế cho điện hạt nhân là các dạng năng lượng tái tạo đã tăng lên gần 23% trong hệ thống cung ứng điện. Nhật Bản cũng buộc phải tăng cường nhập khẩu năng lượng hóa thạch và khí thiên nhiên đắt đỏ. Chi phí nhập khẩu năng lượng tăng vọt đang đặt ra nhiều áp lực tài chính lên Chính phủ Nhật Bản và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc cần đẩy nhanh tiến độ tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini sẽ bị phá bỏ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini sẽ bị phá bỏ

VTV.vn - Ngày 31/7, Tỉnh trưởng Fukushima cho biết đã chấp thuận quyết định phá bỏ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini (Fukushima số 2).


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước