Nhà máy dệt may làm cạn kiệt nước ngầm ở Bangladesh

Quang Duy-Thứ ba, ngày 13/06/2023 19:16 GMT+7

(Ảnh: Deutsche Welle)

VTV.vn - Bangladesh là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về sản phẩm dệt may, quần áo thời trang . Tuy nhiên ngành công nghiệp này tiêu tốn rất nhiều nước.

Các nhà máy ở Bangladesh sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất. Về lâu dài, hoạt động này rút cạn nước ngầm và khiến nông dân địa phương không còn nước tưới tiêu cho các cánh đồng của mình.

Cánh đồng hoa màu của ông Abdul Ali Mollah, nông dân Bangladesh, đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt. Do nhiều ngày không có mưa, ông dựa cả vào nguồn nước ngầm để tưới tiêu. Tuy nhiên, dòng nước ngầm quý giá ngày càng trở nên khan hiếm.

Ông Abdul Ali Mollah nói: "Thợ đào giếng bảo phải mua thêm ống, khoan sâu nữa xuống đất thì mới có nước. So với trước kia, tôi tốn thêm 2 đến 3 lần tiền để tưới tiêu".

Ông Abdul và nhiều nông dân khác tin rằng nguyên nhân mất nước là do những nhà máy khổng lồ kia.

Nhà máy dệt may làm cạn kiệt nước ngầm ở Bangladesh - Ảnh 1.

(Ảnh: Deutsche Welle)

Để giặt và nhuộm màu cho 1 kg vải để sản xuất quần bò, cần tới 250 lít nước sạch. Trên quy mô toàn ngành, mỗi năm các nhà máy dệt may ở Bangladesh sử dụng tới 1.500 tỷ lít nước. Lượng nước khổng lồ này đủ phục vụ 20 triệu cư dân trong 10 tháng.

Sự tức giận của người nông dân là có cơ sở. Nghiên cứu kéo dài 10 năm qua tại Bangladesh đã chỉ ra rằng ở 4 địa điểm tập trung nhiều nhà máy sản xuất hàng dệt may, người ta phải khoan sâu hơn hàng chục mét do mực nước ngầm giảm đáng kể. Trong khi đó, ở 3 khu vực không có hoạt động công nghiệp, mực nước ngầm vẫn duy trì ổn định trong suốt thời gian này.

Ý thức được tác động tới môi trường, một số công ty đã sử dụng công nghệ nhuộm vải mới để giảm bớt sử dụng nước ngầm.

Ông Mohammed Sohanur Talukdar, ở nhà máy sản xuất hàng dệt may tại Dhaka, Bangladesh, cho biết: "Chúng tôi sử dụng máy móc mới. Trước đây cần 20 lít nước để xử lý 1 kg vải, giờ chỉ cần một lít thôi".

Tuy nhiên, công nghệ mới rất tốn kém và chưa thể được áp dụng rộng rãi. Giới nghiên cứu tin rằng giới chức Bangladesh cần công bố các quy chuẩn sản xuất để ràng buộc các nhà máy, khiến họ sử dụng nước ngầm một cách có trách nhiệm hơn. Các quy tắc sẽ giúp hoạt động sản xuất công nghiệp không làm ảnh hưởng đến cuộc sống người nông dân địa phương.

1/5 giếng nước ngầm trên thế giới có nguy cơ bị cạn kiệt 1/5 giếng nước ngầm trên thế giới có nguy cơ bị cạn kiệt

VTV.vn - Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đáng kể đến chu trình nước, làm giảm lượng nước tự nhiên tích trữ trong băng và tuyết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước