Trong một nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Nam Phi công bố, trong số 53 đột biến của biến thể Omicron thì có 13 đột biến rất hiếm thấy, thậm chí chưa từng xuất hiện ở những chủng virus gốc corona khác.
Về mặt lý thuyết, các đột biến này lẽ ra phải gây hại cho Omicron, nhưng khi kết hợp cùng nhau, chúng lại tạo ra một số đặc điểm có lợi cho biến thể này, khiến Omicron lây lan nhanh nhất trong số các biến thể.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tờ The New York Times của Mỹ, 13 đột biến lạ đứng riêng rẽ có thể gây hại cho virus, nhưng chúng kết hợp và tạo ra 3 cụm, mỗi cụm thay đổi một phần nhỏ của protein và mỗi cụm đều đóng vai trò trong việc tạo ra đặc tính khác biệt của Omicron.
Hai cụm trong số đó làm thay đổi phần gai ở đỉnh virus, khiến cho kháng thể của con người khó bám vào virus và đẩy nó ra khỏi tế bào. Vì vậy, Omicron có khả năng lây lan nhanh mặc dù con người đã có kháng thể nhờ tiêm chủng hoặc từ việc mắc bệnh trước đó.
Trong khi đó, cụm còn lại gồm các đột biến ở gần gốc virus tại vùng dung hợp, cho phép virus phân phối gen bên trong vật chủ mới. Ba cụm đột biến ở gai protein được xem là yếu tố mấu chốt khiến Omicron dễ lây lan.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!