Lo ngại vaccine phòng COVID-19 suy yếu dần, nhiều nước triển khai tiêm mũi thứ tư

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 13/05/2022 18:30 GMT+7

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

VTV.vn - Trong bối cảnh lo ngại về khả năng bảo vệ của vaccine phòng COVID-19 suy yếu dần, ngày càng nhiều quốc gia đã triển khai chương trình tiêm mũi thứ tư.

Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm mũi vaccine thứ tư ngừa COVID-19 từ 31/12/2021, đối tượng hướng đến là người già, người bị suy giảm miễn dịch và người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm virus.

Theo Giáo sư Ron Hauzer - Bác sĩ người Israel: "Cho đến ngày hôm nay, chưa có ai bị bất kỳ tác dụng phụ nào, trong khi tác dụng bảo vệ lại rất tốt, vì vậy tôi đã quyết định đi tiêm chủng. Tôi hy vọng điều đó sẽ giúp ích cho tôi và mọi người".

Hơn một tuần sau đó, Chile trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latin bắt đầu tiêm mũi thứ tư dành cho những người bị suy giảm miễn dịch. Quốc gia Nam Mỹ sau đó đã tiếp tục mở rộng phạm vi tiêm mũi thứ tư cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao khác từ tháng 2 năm nay.

Ở châu Âu, Đan Mạch là nước đầu tiên tiến hành tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho các công dân dễ bị tổn thương nhất, tiếp đó là một loạt các quốc gia ở châu lục này như Bỉ, Anh, Hungary, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển… cũng lần lượt tiêm mũi thứ tư cho người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Lo ngại vaccine phòng COVID-19 suy yếu dần, nhiều nước triển khai tiêm mũi thứ tư - Ảnh 1.

Mỹ cuối tháng 3/2022 cũng cấp phép tiêm liều thứ tư vaccine COVID-19 cho công dân từ 50 tuổi trở lên do lo ngại làn sóng lây lan của các biến thể virus mới. Các loại vaccine được cấp phép sử dụng là vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna.

Theo Tiến sĩ Peter Hotez - Đồng Giám đốc Trung tâm Phát triển vaccine của Bệnh viện Nhi Texas, Mỹ: "Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy rằng, sau vài tháng kể từ lần tiêm nhắc lại đầu tiên, hiệu quả của vaccine đã có những suy giảm nhất định. Kết quả này vẫn tốt, nhưng không được như kỳ vọng. Ngoài ra, chúng tôi có dữ liệu từ Israel rằng hiệu quả của vaccine sẽ khôi phục nếu bạn được tiêm liều tăng cường thứ hai, tức là liều thứ tư".

Tại châu Á, Mông Cổ là quốc gia đầu tiên tiêm mũi thứ tư cho người dân trên cơ sở tự nguyện từ ngày 7/1, sau đó, một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản… cũng có quyết định tương tự. Tuy nhiên, chỉ tập trung vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt là người già và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Israel: Mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ tư tăng cường kháng thể gấp 5 lần Israel: Mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ tư tăng cường kháng thể gấp 5 lần Ấn Độ triển khai chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường Ấn Độ triển khai chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường Pfizer: Có thể tiêm mũi tăng cường với vaccine phòng bệnh viêm phổi Pfizer: Có thể tiêm mũi tăng cường với vaccine phòng bệnh viêm phổi

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước