Bà Najat Rochdi, điều phối viên nhân đạo của Liên Hợp Quốc về Lebanon. (Ảnh: UN)
Theo Liên Hợp Quốc, số tiền trên sẽ được sử dụng để giúp Lebanon cải thiện an ninh lương thực, xây dựng lại các bệnh viện và trường học bị hư hại và cung cấp tiền mặt để tạm trú cho các gia đình có nhà cửa bị hư hại.
Vụ nổ ngày 4/8 tại thủ đô Beirut đã gây thiệt hại nặng nề, hàng nghìn người mất nhà cửa, hàng chục bệnh viện, trạm y tế bị hư hại và hơn 100 trường học bị phá hủy, ít nhất 6.500 người bị thương.
Các mục tiêu cứu trợ cụ thể trước mắt sẽ bao gồm: Giao ngay bữa ăn nóng, khẩu phần thực phẩm và nguồn cung cấp ngũ cốc; Phục hồi các cơ sở y tế bị hư hỏng, cung cấp các dụng cụ điều trị chấn thương và các loại thuốc thiết yếu; Cấp tiền để tạm trú cho các gia đình có nhà cửa bị hư hại hoặc bị phá hủy, sửa chữa các khu vực cơ sở chung bị ảnh hưởng bởi vụ nổ; và sửa chữa trường học, cung cấp đồ dùng giáo dục, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em.
Các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra tại Lebanon trong thời gian gần đây. Ảnh: Reuters
"Nhiệm vụ tái thiết cuộc sống của người dân và phục hồi sau thảm họa chỉ mới bắt đầu. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế thể hiện cam kết kiên định của họ đối với người dân Lebanon và đáp lại sự giúp đỡ của Lebanon đối với những người tị nạn Syria và Palestine bằng việc hỗ trợ khoản tài chính đầy đủ cho lời kêu gọi này", Najat Rochdi, điều phối viên nhân đạo của UN tại Lebanon, nói.
Văn phòng nhân đạo của UN cũng cho biết, lời kêu gọi này nhằm tìm kiếm ngân quỹ cho chi phí của 2 giai đoạn đầu tiên - nhu cầu nhân đạo tức thời và bắt đầu khôi phục, tái thiết - tiêu tốn hàng tỉ USD và đòi hỏi sự kết hợp của lĩnh vực tài chính công cũng như tư nhân.
Giai đoạn 3 sẽ là việc ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của Lebanon vốn đang diễn ra trước vụ nổ Beirut và giờ đây còn trở nên trầm trọng hơn vì đại dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!