Khoảng 28.000 tỷ tấn băng đã tan trong 30 năm qua

Quỳnh Chi (Theo Scientific American)-Thứ tư, ngày 27/01/2021 09:00 GMT+7

28.000 tỷ tấn băng đã tan từ năm 1994 đến năm 2017. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Cryosphere, Trái đất đã mất 28.000 tỷ tấn băng từ năm 1994 đến năm 2017.

Nghiên cứu trên tính toán tất cả lượng băng bị mất trên toàn cầu trong vài thập kỷ qua. Theo đó, tốc độ băng tan trên Trái đất đang diễn ra nhanh hơn so với cách đây 30 năm, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao. Các tác giả cho biết, đây là lần đầu tiên một phân tích trên quy mô toàn cầu về thực trạng băng tan trên Trái đất được thực hiện, bao gồm tình hình băng tan tại Greenland và Nam Cực, ở biển và núi Bắc Cực và Nam Cực cũng như trên khắp thế giới.

Nghiên cứu kết hợp các phép đo từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các thông số do vệ tinh cung cấp, những các quan sát tại chỗ và các mô hình số. Kết quả nghiên cứu cho thấy, băng đang dần biến mất trên khắp thế giới và phần lớn thiệt hại này có nguồn gốc từ biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ Trái đất tăng lên, khiến diện tích các sông băng trên núi giảm đi, từ dãy Alps ở châu Âu đến dãy Himalaya ở châu Á hay dãy Andes ở Nam Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, các sông băng trên núi trên toàn thế giới đã mất gần 10.000 tỷ tấn băng kể từ những năm 1960 và tình trạng băng tan này tăng nhanh theo thời gian. Gần 6.000 tỷ tấn băng đã biến mất chỉ tính riêng từ những năm 1990. Kể từ những năm 1990, Nam Cực đã mất hơn 2.600 tỷ tấn băng và Greenland mất gần 4.000 tỷ tấn.

Khoảng 28.000 tỷ tấn băng đã tan trong 30 năm qua - Ảnh 1.

Mực nước biển trung bình toàn cầu tăng thêm lên hơn 3,4 cm kể từ năm 1994 do băng tan. (Ảnh: Getty)

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng, những dòng hải lưu ấm đang khiến tình trạng tan chảy các sông băng ở Nam Cực theo chiều từ dưới lòng sông lên bề mặt gia tăng, các tảng băng ở đây trôi ra biển nhiều hơn. Trong khi đó, ở Greenland, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra, nhưng hơn một nửa lượng băng của Greenland bị mất đi là do băng tan trên bề mặt hoặc băng tan trên đỉnh của tảng băng. Nhiệt độ không khí tăng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng chảy bề mặt các tảng băng.

Thực trạng băng tan nhanh tại Nam Cực, Greenland và các dòng sông băng trong suốt 3 thập kỷ vừa qua là nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng trên toàn cầu. Nghiên cứu mới ước tính rằng, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng thêm lên hơn 3,4 cm kể từ năm 1994.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,1°C kể từ thời tiền công nghiệp. Tuy nhiên, ở Bắc Cực, tốc độ nhiệt độ tăng lên đã cao gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.

Các thềm băng ở Nam Cực đã mất đi khối lượng hơn 8.600 tỷ tấn băng kể từ những năm 1990. Lớp băng này không làm mực nước biển dâng lên do băng này nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi các thềm băng thu hẹp lại, chúng sẽ gây mất ổn định các sông băng và góp phần dẫn tới các tổn thất khác.

Băng tan kỷ lục tại Greenland khiến nước biển dâng cao nhất trong 12.000 năm qua Băng tan kỷ lục tại Greenland khiến nước biển dâng cao nhất trong 12.000 năm qua Nguy cơ sóng thần liên quan đến lớp băng vĩnh cửu ở vùng cực tan chảy Nguy cơ sóng thần liên quan đến lớp băng vĩnh cửu ở vùng cực tan chảy NASA công bố hình ảnh băng ở Nam Cực tan chảy sau đợt nóng kỷ lục NASA công bố hình ảnh băng ở Nam Cực tan chảy sau đợt nóng kỷ lục

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước