Khan hiếm nguồn cung, người tiêu dùng Đức phải trả thêm tiền mua khí đốt

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 06/06/2022 16:54 GMT+7

VTV.vn - Người tiêu dùng ở Đức có thể sẽ phải chi trả thêm 5 tỷ euro mỗi năm để sử dụng khí đốt từ các nguồn thay thế.

Nguyên nhân là do tác động của các biện pháp trừng phạt của Nga nhằm vào chi nhánh tập đoàn năng lượng Gazprom ở Đức.

Bộ Kinh tế Đức ước tính mỗi ngày nước này cần thêm 10 triệu mét khối khí đốt, tương đương mức tiêu tốn hiện khoảng 3,5 tỷ euro mỗi năm. Chính phủ Liên bang Đức đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn dự trữ khí đốt, trong đó có việc phải nhanh chóng lấp đầy kho lưu trữ khí đốt lớn nhất của Đức ở Rehden. Hiện lưu trữ khí đốt tại cơ sở Rehden đang ở mức thấp lịch sử, chỉ khoảng 48,6%.

Tháng 5 vừa qua, Nga đã quyết định ngừng cung cấp cho Gazprom Germania, chi nhánh của Gazprom ở Đức, sau khi châu Âu áp các lệnh trừng phạt lên Nga.

Khan hiếm nguồn cung, người tiêu dùng Đức phải trả thêm tiền mua khí đốt - Ảnh 1.

Trước đây, Đức đã nhập khẩu trung bình 55% lượng khí đốt cần thiết từ Nga thông qua các đường ống trên đất liền. Tỷ trọng này đã được giảm xuống còn 40% vào cuối quý I năm nay, khi Đức tăng cường nhập khẩu từ Hà Lan, Na Uy. Việc thay đổi nguồn cung khí đốt phần nào khiến giá năng lượng ở Đức tăng cao, gây ra lạm phát kỷ lục ở nước này. Chính phủ Đức đã phải đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: "Giá xăng, dầu diesel, thực phẩm và khí đốt đang tăng nhanh chóng, Chính phủ Liên bang đã đề xuất các gói hỗ trợ mở rộng cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 30 tỷ Euro. Khoản trợ cấp này sẽ được thông qua trong những tuần tới".

Từ đầu tháng 6 này, Chính phủ Đức cũng đã giảm thuế đối với nhiên liệu. Ngoài ra, người dân Đức cũng được hỗ trợ mua vé phương tiện giao thông công cộng để đi lại trên khắp nước Đức với giá 9 Euro (hơn 200 nghìn VNĐ)/tháng.

Ba Lan mua khí đốt Nga thông qua Đức Ba Lan mua khí đốt Nga thông qua Đức

VTV.vn - Ngày 28/4, Tập đoàn Năng lượng Nga Gazprom cho hay, Ba Lan vẫn tiếp tục mua khí đốt của Nga, mặc dù tuyên bố chấm dứt nhập khẩu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

mua khí đốt

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước