Khác biệt về quản lý Uber trên thế giới

Viết Quân (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 23/11/2017 06:27 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Mô hình hoạt động của các ứng dụng gọi xe Uber đang gây nhiều tranh cãi trong cách ứng xử và quản lý rất khác nhau ở các nước.

Dù chỉ mới thành lập 8 năm nhưng Uber đã vươn lên trở thành một trong những startup thành công nhất và là startup được định giá cao nhất thế giới, khoảng 70 tỷ USD. Mô hình hoạt động của các ứng dụng gọi xe Uber nhanh chóng tạo ra cuộc cách mạng về áp dụng khoa học - công nghệ vào lĩnh vực vận tải nhưng cũng vì thế mà gây nhiều tranh cãi.

Tháng 9/2017, Cơ quan quản lý giao thông London của Anh tuyên bố sẽ không gia hạn giấy phép hoạt động cho Uber với lý do cách thức hoạt động hiện tại của hãng không đảm bảo an toàn cho hành khách. Quyết định trên ngay lập tức nhận được sự tán đồng của chính quyền London.

Ông Sadiq Khan, Thị trưởng London cho biết: "Tất cả công ty ở London cần phải chơi đúng luật và tuân thủ các tiêu chuẩn cao như chúng tôi kỳ vọng, đặc biệt là về sự an toàn của khách hàng. Cung cấp dịch vụ đột phá không có nghĩa là phải hy sinh sự an toàn của người dùng".

Ngoài London (Anh), Italy cũng sẽ sớm cấm cửa Uber sau khi các nhà làm luật khẳng định cách thức kinh doanh của hãng này cạnh tranh không lành mạnh. Dịch vụ của Uber bị chặn và hãng cũng không được phép quảng cáo. Dù hãng vẫn có thể duy trì hoạt động cho đến khi Tòa án tối cao ra phán quyết, song đó chỉ còn là chuyện một sớm một chiều.

Tại tất cả các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, mô hình hoạt động của dịch vụ gọi xe giá rẻ UberPop (kết nối hành khách với tài xế tư nhân không có giấy phép hành nghề taxi) không được pháp luật cho phép. Vì thế, hãng đã phải rút dịch vụ này tại toàn bộ bán đảo Scandinavi.

Nhiều quốc gia chọn giải pháp dung hòa hơn khi không cấm tuyệt đối Uber nhưng vẫn tìm cách để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa ứng dụng này với taxi truyền thống. Ví như Đan Mạch đã thông qua luật mới yêu cầu tất cả các xe taxi, dù truyền thống hay công nghệ, đều phải có đồng hồ tính tiền. Hay như chính quyền thành phố Texas (Mỹ) cũng yêu cầu Uber phải lấy dấu vân tay và kiểm tra kỹ lý lịch của tất cả các tài xế đang chạy cho mình. Tuy nhiên, một thời gian sau Uber đã dừng hoạt động tại hai thị trường này.

Trong khi đó, một số quốc gia lại mở cửa với mô hình Uber. Estonia là quốc gia đầu tiên tại châu Âu hợp pháp hóa mô hình gọi xe giá rẻ và đi chung xe kiểu Uber, trong khi Saudi Arabia công khai gọi Uber là dịch vụ có thể thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện bình đẳng giới khi nhiều nữ tài xế được tuyển dụng để chạy xe Uber, điều mà họ không thể làm được với taxi truyền thống.

Uber xin lỗi khách hàng tại Anh Uber xin lỗi khách hàng tại Anh Uber sẽ kháng cáo quyết định rút giấy phép Uber sẽ kháng cáo quyết định rút giấy phép Uber bị rút giấy phép hoạt động tại thủ đô London của Anh Uber bị rút giấy phép hoạt động tại thủ đô London của Anh

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước