Xuất hiện phong trào kêu gọi bỏ cảnh báo trên bao bì thực phẩm

Vân Ánh-Thứ năm, ngày 06/10/2022 19:58 GMT+7

VTV.vn - Để tránh tình trạng người tiêu dùng vứt bỏ quá nhiều thức ăn vẫn còn ăn được, hiện đã xuất hiện phong trào kêu gọi bỏ các cảnh báo trên bao bì thực phẩm.

Những cảnh báo bằng tiếng Anh như 'Best before' hoặc 'Best by' có nghĩa là thực phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất khi sử dụng trước hoặc muộn nhất vào ngày ghi trên bao bì. Cảnh báo này khác với cụm từ 'Expiry date' hay EXP nghĩa là hạn sử dụng, tức là vào ngày ghi trên bao bì thì thực phẩm bị hỏng, không nên sử dụng.

Vậy nên vào thời gian được ghi sau các cụm từ 'Best before' hoặc 'Best by' thì thực phẩm vẫn có thể sử dụng được.

Và để tránh tình trạng người tiêu dùng vứt bỏ quá nhiều thức ăn vẫn còn ăn được, hiện nay đã xuất hiện phong trào kêu gọi bỏ các cảnh báo 'best by' và 'best before' trên bao bì thực phẩm.

Liên Hợp Quốc ước tính 17% sản lượng thực phẩm toàn cầu bị bỏ phí mỗi năm, mà hầu hết thủ phạm là các hộ gia đình. Và một nguyên nhân được chỉ ra là cảnh báo 'best before', 'best by' trên bao bì thực phẩm. Các cảnh báo này được các nhà sản xuất Mỹ sử dụng từ những năm 1970 nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng được biết về độ tươi ngon của thực phẩm. Không hề có quy định chính phủ nào đối với các cảnh báo này. Các nhà sản xuất tự quyết định thời hạn nào thì sản phẩm của họ sử dụng ngon nhất.

Xuất hiện phong trào kêu gọi bỏ cảnh báo trên bao bì thực phẩm - Ảnh 1.

Ông Richard Lipsit - Chủ cửa hàng thực phẩm Grocery Outlet, Mỹ: "Ở trong ngành thực phẩm, chúng tôi chứng kiến nhiều sự hiểu nhầm các cảnh báo trên bao bì. Có nhiều loại cảnh báo như sell by, expiration, best by. Hầu hết người ta tưởng rằng cứ vào ngày ghi sau sell by, best by hay expiration là không ăn được nữa. Điều đó không hoàn toàn chính xác".

Bà Dana Gunders - Tổ chức nghiên cứu tình trạng lãng phí thực phẩm ReFED, Mỹ: "Vấn đề căn bản là mọi người hiểu sai cảnh báo và vứt bỏ thực phẩm quá sớm, thế là xảy ra tình trạng lãng phí thực phẩm trên cả nước".

Để giải quyết tình trạng này, các chuỗi siêu thị lớn ở Anh như Waitrose, Sainsbury's và Marks & Spencer gần đây đã bỏ cảnh báo 'best before' trên các mặt hàng rau quả. Liên minh châu Âu cũng đang cân nhắc việc bỏ hoàn toàn cảnh báo 'best before'.

Tổ chức ReFED ước tính 7% lượng thực phẩm bị lãng phí ở Mỹ, tương đương 4 triệu tấn/năm là do người tiêu dùng hiểu nhầm cảnh báo 'best before' trên bao bì.

Doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm: tiết kiệm 3.700 tỷ đồng/năm Doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn thực phẩm: tiết kiệm 3.700 tỷ đồng/năm

VTV.vn - Đây là những lợi ích mang tính đột phá sau khi Chính phủ ban hành NĐ số 15 thay thế NĐ số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước