Núi lửa Semeru ở Indonesia phun trào. (Ảnh: AP)
Động thái trên diễn ra sau khi Semeru, núi lửa cao nhất của đảo Java tại Indonesia, phun trào vào ngày 4/12, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Sau khi vụ núi lửa phun trào thảm họa nói trên xảy ra, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo thiên tai ở nước này và liệu có nên di dời cư dân ở một số ngôi làng tại đây hay không.
Núi lửa Semeru phun trào gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. (Ảnh: AP)
Ediar Usman, một quan chức thuộc Trung tâm Giảm nhẹ nguy cơ địa chất và núi lửa Indonesia (PVMBG), nói trong một cuộc họp, một số khu vực có khả năng không còn an toàn để sinh sống.
"Không phải là không thể có một thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai", ông Usman nói.
Một số khu vực xung quanh núi lửa có khả năng không còn an toàn để sinh sống. (Ảnh: AP)
Eko Budi Lelono, người đứng đầu Trung tâm khảo sát địa chất, cho biết, nhóm các nhà nghiên cứu sẽ được cử đi trong tuần này, bao gồm một số chuyên gia từ Yogyakarta, những người đã tham gia nghiên cứu núi lửa Merapi gần đó.
Ước tính có khoảng 8,6 triệu người ở Indonesia sống trong bán kính 10 km từ một ngọn núi lửa đang hoạt động, nằm trong phạm vi của các dòng chảy pyroclastic (dòng chảy nhanh của khí nóng và vật chất núi lửa) có thể gây chết người.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!