IMF và WB quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Trường Sơn, phóng viên THVN ở Washington DC, Mỹ-Thứ sáu, ngày 21/04/2017 07:35 GMT+7

Ảnh: Reuters

VTV.vn - Bất chấp những phát biểu lạc quan của người đứng đầu cả IMF và WB, chủ nghĩa bảo hộ thương mại vẫn đang được xem là một mối quan ngại

Cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới đã vừa khai mạc tại Thủ đô Washington của Mỹ.

Phát biểu tại họp báo khai mạc Cuộc họp mùa xuân, Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Christine Lagarde khẳng định, tuy IMF không phải là một tổ chức thương mại nhưng đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này vì thương mại là động lực của tăng trưởng. 

IMF và WB quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch - Ảnh 1.

Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng chính quyền mới của Mỹ đang có xu hướng gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại, người đứng đầu IMF cho rằng các nước cần giảm trợ cấp, loại bỏ hàng rào và các hành vi làm méo mó thương mại và IMF sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện hệ thống thương mại toàn cầu.

Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế phát biểu: "Tôi có tất cả lý do để tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tạo ra tiến triển, rằng chúng tôi sẽ hợp tác với nhau để hỗ trợ và cuối cùng là để cải thiện hệ thống thương mại toàn cầu như chúng ta đang có".

Cũng xuất hiện tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ngân hàng thế giới bày tỏ lạc quan về những cam kết với tổng thống Trump; đồng thời cho biết, Ngân hàng thế giới sẽ không giảm cam kết của các tổ chức cho vay đa phương đối với các hoạt động thương mại hoặc các dự án năng lượng thay thế, dù chính quyền Tổng thống Trump có thể rút khỏi Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu.

IMF và WB quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch - Ảnh 2.

Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng thế giới

Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng thế giới nhấn mạnh: Đang có hàng nghìn tỷ USD đang đứng ngoài lề, chỉ hưởng lãi suất rất thấp, thậm chí lãi suất âm và các nhà đầu tư đang muốn sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn. Nguồn vốn này cũng cần được huy động để đáp ứng nhu cầu bùng nổ ở khắp nơi trên thế giới.

Khi cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới khai mạc, Tổng thống Trump ký chỉ thị yêu cầu điều tra xem có cần hạn chế sắt thép nhập khẩu vào thị trường Mỹ hay không, một động thái được cho là có tính bảo hộ mậu dịch. 

Trước đó một ngày, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế đã cảnh báo, chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu có thể kéo lùi tăng trưởng thương mại, từ đó dẫn đến làn sóng rút vốn từ các thị trường mới nổi, gây bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Hội nghị G20 không đạt tiến triển về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch Hội nghị G20 không đạt tiến triển về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch

VTV.vn - Sau 2 ngày nhóm họp, tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và thống đốc ngân hàng G20 không đưa ra cam kết cụ thể về thương mại tự do và chống bảo hộ mậu dịch.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước